Cây Bìm bịp-Bật mí một huyền thoại

Cây Bìm bịp-Bật mí một huyền thoại


 


Nhiều cây thuốc có tên nghe rất văn chương hay hoa mỹ như Hạn niên thảo ( cỏ mực), Diệp hạ châu ( chó đẻ răng cưa ), Hoa ngũ sắc ( cây cứt lợn ), Hạ khô thảo ( cải trời ), La bặc tử ( hạt cải bẹ trắng )…khiến người nghe liên tưởng tới những gì xa lạ, huyền bí, sang trọng .
Cây thuốc tôi sắp kể sau đây bạn đọc xong sẽ ồ lên một tiếng sảng khoái bởi nó quá gần gũi, ngay tại vườn nhà bạn, bên con đường nhỏ bạn vẫn đi lại hàng ngày và có thể bạn đã được mẹ hái nấu canh cua cho ăn gọi là canh cua với lá “ láo nháo “” ngon đến ngẩn ngơ.

Đôi Điều Về Cây Bìm Bịp
Cây bìm bịp dạng bụi mọc trườn có thể cao đến 3m, lá nguyên có cuống ngắn, phiến lá hình mác hay thuôn, mặt lá hơi nhăn, mềm, xanh, bóng, to 7-9cm x 2-2,5cm. Gié dày, xụ, ở ngọn nhánh, lá hoa hẹp. Hoa đỏ hay hồng, cao 3-5cm, đài cao 1cm, có lông trĩn, vành dài 5cm, có 2 môi đứng, môi dưới 3 răng, tiểu nhụy 2, bao phấn vàng xanh, nang dài 1,5cm, cuống ngắn, có 4 hạt. Mùa hoa xuân - hạ.
Cây còn có tên gọi: cây xương khỉ. Tên khoa học: Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae. Cây có nguồn gốc châu Á nhiệt đới, mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam làm thuốc hoặc lấy lá hấp bánh, đồ xôi để có mùi thơm riêng biệt.
Tìm hiểu tại sao có tên cây bìm bịp thì được các bác cao tuổi ở miền Đông Nam Bộ kể rằng: Khi bìm bịp con mới nở, người ta bẻ gãy chân, thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp chim con cho lành xương nên có tên gọi như trên. Không biết thực hư thế nào nhưng rõ ràng đã có tên gọi và một số tác dụng liên quan đáng được chú ý.
Bộ Phận Dùng
Toàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Theo y học cổ truyền, toàn cây có tác dụng: Giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Nhân dân thường dùng lá thân tươi của cây giã nát đắp vào mắt chữa sưng đau, đắp vết thương, cầm máu, bong gân, gãy xương kín… Còn dùng để nấu canh ăn cho mát, lá khô được dùng để ướp bánh (bánh mảnh cọng). Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng cây bìm bịp:
Trẻ em, người lớn thường lở miệng
Lá bìm bịp tươi rửa sạch giả nát thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng 20-60 g/ngày.

Viêm gan mãn Vàng da, nóng hâm hấp lòng bàn tay, sốt về chiều, tiểu vàng, bức rức, khó ngủ, đại tiện táo hoặc nát, sắc mặt sạm.
Toàn cây bìm bịp: 30g khô, râu bắp 20g, lá cây vọng cách 12g, lá quao 12g, sâm đại hành 16g, trần bì 10g, sắc với 1.000 ml nước giữ sôi nhỏ lửa 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Các khớp sưng đau mãn tính
Toàn cây bìm bịp 30g, rễ và thân cây gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, chùm gởi cây dâu tằm 20g.
Nấu với 1.200ml nước, còn 300ml chia 3 lần uống sau bữa ăn. Uống liên tục 5-15 ngày.
Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưng
Lá cây bìm bịp tươi 80g, lá cây thuốc cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g, giã nhuyễn cả 3 thứ, xào nóng với dấm, để âm ấm đắp vào lưng chỗ đau, băng chặt lại mỗi tối trước khi ngủ, sáng mở ra, liên tục 5-10 ngày. Đồng thời dùng bài thuốc uống sau đây:
Toàn cây bìm bịp 12g, dây trâu cổ 12g, dây tơ hồng xanh 10g, đậu đen (sao thơm) 12g, ba kích nhục 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 12g, thục địa (chế) 16g, tang ký sinh 16g. Sắc với 1.200ml còn 300ml chia 2-3 lần uống trong ngày sau bữa ăn. Khi uống thuốc cử ăn măng. Dùng toa này 5-15 ngày.
Đọc tới đây có thể bạn vẫn chưa hiểu cây bìm bịp hay xương khỉ mặt mũi nó ra sao. Xin thưa nó còn tên quen thuộc nữa là CÂY MẢNH CỌNG và đây là hình ảnh của cây.
Nguồn internet
Bacsi.com

CÂY BÌM BỊP

           
-Tên gọi khác: Cây xương khỉ, cây mảnh cọng, cây lá cầm.
-Tên tiếng Anh: Sabah snake grass, Snake plant
-Tên khoa học: Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau
-Tên đồng nghĩa:
-Justicia nutans Burm.f., Fl. Ind. (1768).
-Justicia fulgida Blume, Bijdr. (1826); 
-Clinacanthus burmanni Nees in DC., Prodr. 11 (1847).
-Clinacanthus siamensis Bremek.
-Các loài tương cận: C. angustusC. burmanniC. nutansC. siamensisC. spirei.

Chùm hoa cây bìm bịp

Phân loại khoa học


Bộ (ordo):
Hoa môi (Lamiales)
Họ (familia):
Phân họ (subfamilia):
Ô rô (Acanthoideae)
Tông (tribus):
Ô rô (Acantheae)
Chi (genus):
Rau bìm bịp (Clinacanthus)
Loài (species):
Clinacanthus nutans

Nguồn gốc tên cây bìm bịp ở Việt Nam:
Tìm hiểu tại sao có tên cây bìm bịp thì được các bác cao tuổi ở miền Đông Nam Bộ kể rằng: Khi bìm bịp con mới nở, người ta bẻ gãy chân, thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp chim con cho lành xương nên có tên gọi như trên. Không biết thực hư thế nào nhưng rõ ràng đã có tên gọi và một số tác dụng liên quan đáng được chú ý. Nếu đúng như vậy thì đây là một loại rau vừa có vị thuốc quý!

Phân bố

Họ Ô rô (Acanthaceae) là một họ lớn của thực vật hai lá mầm trong Lớp thực vật có hoa, chứa khoảng 214-250 chi (tùy hệ thống phân loại) và khoảng 2.500-4.000 loài. Trong hệ thống phân loại của APG chấp nhận ít chi hơn nhưng lại nhiều loài hơn (khoảng 229 chi và khoảng 4.000 loài). Họ này có bốn trung tâm phân bổ chính là khu vực Indo-Malaya, Châu Phi, Brasil và Trung Mỹ.
Các đại diện của họ này có thể được tìm thấy ở gần như mọi moi trường sinh sống, chẳng hạn trong các rừng rậm và rừng thưa, trong các bụi cây hay trên các cánh đồng và thung lũng ẩm ướt, ven biển và trong các khu vực biển, đầm lầy như là một thành phần của các rừng đước.
Phân họ Ô rô (Acanthoideae) có 217 chi, 3.220 loài. Phổ biến khắp thế giới.
Tông Justicieae: với khoảng 105 chi và gần 1.000 loài.
Chi Rau bìm bịp (Clinacanthus) có 5 loài gồm: C. angustusC. burmanniC. nutansC. siamensisC. spirei.
Loài Rau bìm bịp (Clinacanthus nutans) có nguồn gốc Châu Á nhiệt đới, mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam làm thuốc hoặc lấy lá hấp bánh, đồ xôi để có mùi thơm riêng biệt.

Mô tả

Cây bìm bịp là loài cây thân thảo dạng bụi mọc trườn có thể cao đến 3m.
-Thân: Thân hình trụ, chuyển thành màu vàng khi khô.
-Lá: Lá nguyên có cuống ngắn, phiến lá hình mác hay thuôn, mặt lá hơi nhăn, mềm, xanh, bóng, kích thước 7-9cm x 2-2,5cm. Có 5 hoặc 6 gân bên và lồi trên cả hai mặt khi khô, đỉnh lá có đuôi nhọn.
-Hoa: Gié hoa dày, xụ, ở ngọn nhánh, lá hoa hẹp. Hoa đỏ hay hồng, cao 3-5cm, đài cao 1cm, có lông trĩn, vành dài 5cm, có 2 môi đứng, môi dưới 3 răng, tiểu nhụy 2, bao phấn vàng xanh, nang dài 1,5cm, cuống ngắn. Nhị và nhụy hoa nhẵn. 
-Quả: có 4 hạt.
Mùa hoa xuân - hạ. 

Thành phần hóa học

Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng có trong rau tại Trung tâm III thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho thấy :
+ Hàm lượng đạm tính theo khối lượng (%)       :    3,2
+ Hàm lượng chất béo tính theo khối lượng (%):    1,1
+ Hàm lượng chất sơ tính theo khối lượng (%)  :    1,4
+ Hàm lượng canxi (mg/100g)                            :    147
Như vậy có thể thấy thành phần dinh dưỡng trong rau bìm bịp khá là cao.

Công dụng

a- Lá cây bìm bịp dùng làm rau
Đây là loại rau rừng quen thuộc với bộ đội trong chiến khi qua các thời kỳ chiến tranh chống Pháp và Mỹ ở Việt Nam. Trong chiến trường ác liệt loài rau này được dùng thay cho một phần lương thực bị thiếu hụt.
Rau bìm bịp có mùi thơm nhẹ, có thể được ăn sống (khó ăn) và chủ yếu được dùng để luộc hay nấu canh.
Ngày nay rau bìm bịp thường dùng ăn kèm với lẩu cá, lẩu thịt hoặc nấu canh với thịt bằm, canh tôm, canh cua rất ngon và giàu dinh dưỡng.
Loại rau này dùng ăn Lẩu là tuyệt vời, chỉ cần chờ nước lẩu sôi lên thì đem nhúng sơ thôi đã dùng được, bỏ vào miệng vẫn còn độ giòn tan của rau rừng...
Ngoài ra lá khô được dùng để ướp bánh (bánh mảnh cọng).

Búp hoa cây bìm bịp làm rau ở Thái Lan

Món rau bìm bịp ở Chiến khu Đ
Nước quả với lá cây bìm bịp xay

b- Các bộ phận cây bìm bịp dùng làm thuốc
+Theo Đông y
-Tại Việt Nam:
Theo y học cổ truyền, toàn cây có tác dụng: Giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Nhân dân thường dùng lá thân tươi của cây giã nát đắp vào mắt chữa sưng đau, đắp vết thương, cầm máu, bong gân, gãy xương kín.
Toàn cây thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô để dành.
-Ở nước ngoài:
-Ở Trung Quốc, toàn bộ thân, lá cây bìm bịp được sử dụng theo cách thức khác nhau để điều trị tình trạng viêm như tụ máu, đụng dập, thương tích căng và bong gân và bệnh thấp khớp. Ngoài ra còn dùng để trị chứng thiếu máu, vàng da và đấp cho mau lành xương bị gãy.
-Ở Thái Lan cây bìm bịp được các thầy lang dùng để trị rắn và bồ cạp cắn bằng cách giả nhỏ thân lá đắp lên vết cắn và nước chiết đun sôi để uống. Lá tươi một nắm đun sôi trong 5 ly nước sắc còn 3 ly uống để điều trị bệnh lỵ, bệnh sốt.
-Ở Indonesia dùng 1 nắm lá tươi cây bìm bịp đun sôi trong 5 ly nước sắc còn 3 ly uống để điều trị bệnh lỵ. Dùng khoảng 20 lá tươi nấu trong 2 ly nước sắc còn 1 ly uống mỗi ngày 2 lần để trị bệnh tiểu đường. Dùng khoảng 15 gam lá đun sôi trong khoảng 15 phút uống mỗi ngày 1 lần để trị gắt đáy.
+Theo Tây y:
Tây Y cũng đã có nhiều nghiên cứu về cây bìm bịp: 
Theo Công ty Globinmed (Malaysia) - Global Information Hub On Integrated Medicine (Globinmed) nghiên cứu trên cây bìm bịp có những kết quả như sau:
 Kháng virus :
Jayavasu et al đã làm một nghiên cứu để so sánh khả năng của cây bìm bịp gây bất hoạt virus herpes simplex loại-2 (HSV-2) so với của acyclovir. Họ nhận thấy rằng các chất chiết xuất từ lá của cây bìm bịp có thể ức chế sự hình thành mảng HSV-2 trong dòng tế bào thận chuột. 
Wirotesangthong nghiên cứu hiệu quả của một loài cây bìm bịp khác (Clinacanthus siamensis) cho thấy chất chiết xuất từ lá chống lại các virus sau đây trên chuột: vi-rút cúm A (H1N1), virus cúm A (H3N2) và virus cúm B (B / I) trong thí nghiệm in vitro cho thấy kháng virus kết quả cao hơn so với oseltamivir.
Hoạt động đáp ứng miễn dịch:
Sriwanthana et al phát hiện ra rằng nó đã có thể tăng sự tăng sinh tế bào lympho đáng kể và làm giảm hoạt động của các tế bào chết tự nhiên (NK Cells).  Điều này cho thấy chiết xuất từ cây bìm bịp đáp ứng miễn dịch qua tế bào trung gian (CMIR).
Hoạt động chống viêm:
Panthong et al tìm thấy các chất chiết xuất từ lá của cây bìm bịp có hoạt động chống viêm mạnh mẽ, nó có thể được sử dụng như là một loại thuốc kháng viêm. Hiệu ứng này, là do khả năng của nó ức chế đáng kể myeloperoxidase (MPO) hoạt động.
Chống nọc độc Antivenom :
Các nghiên cứu cho thấy khả năng chống nọc độc từ rắn, ong, bò cạp của cây bìm bịp có hiệu quả. Tuy nhiên thí nghiệm của Cherdchu et al đã phản bát lại kết luận đó. Tác dụng này cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
Chất hoạt động chống oxy hóa :
Vai trò của các gốc tự do trong cây bìm bịp đã được chứng minh là rất tốt.
Pannangpetch et al tìm thấy chiết ethanol của lá cây bìm bịp, chất này có hoạt động chống oxy hóa và tác dụng bảo vệ chống lại các gốc tự do gây ra tan máu. Chiết xuất đã được chứng minh sự ức chế đáng kể sản xuất peroxide trong các đại thực bào chuột kích thích bởi myristate phorbol acetate (PMA) và bảo vệ tế bào máu đỏ chống lại AAPH do tán huyết với IC50 của liều 359,38 ± 14,02 mg/ml. 
Chống virus varicella-zoster lây nhiễm
Một thử nghiệm kiểm soát giả dược đã được thực hiện trên 51 bệnh nhân bị nhiễm siêu vi khuẩn varicella-zoster. Các kết quả thu được cho thấy rằng tổn thương đóng vảy xảy ra trong vòng 3 ngày kể từ ngày áp dụng và chữa bệnh trong vòng 7 ngày. Thuốc đã được áp dụng 5 lần mỗi ngày trong 7 - 14 ngày cho đến khi tổn thương được chữa lành. Điểm số đau cũng giảm đáng kể. Không có tác dụng phụ đã được quan sát trong suốt quá trình điều trị.
Điều trị loét Aphthous tái phát
Timpawat và Vajrabhaya đã làm một thử nghiệm dùng cây bìm bịp để điều trị bệnh viêm loét miệng tái phát aphthous. Có 43 bệnh nhân được chọn thử nghiệm này và hiệu quả cho thấy cây bìm bịp có tác dụng tốt hơn giả dược triamcinolone acetonide.

Sản phẩm dầu cù là từ cây bìm bịp ở Thái Lan

Kem đánh răng hương Tinh dầu cây bìm bịp ở Thái Lan

Các chế phẩm từ cây bìm bịp ở Malaysia

Các bài thuốc từ cây bìm bịp

1-Trẻ em, người lớn thường lở miệng:
Lá bìm bịp tươi rửa sạch giả nát thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng 20-60 g/ngày.(theo Bacsi.com).  
2-Trị Viêm gan mãn Vàng da, nóng hâm hấp lòng bàn tay, sốt về chiều, tiểu vàng, bức rức, khó ngủ, đại tiện táo hoặc nát, sắc mặt sạm:
Toàn cây bìm bịp: 30g khô, râu bắp 20g, lá cây vọng cách 12g, lá quao 12g, sâm đại hành 16g, trần bì 10g, sắc với 1.000 ml nước giữ sôi nhỏ lửa 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày. (theo Bacsi.com).  
3-Trị Các khớp sưng đau mãn tính:
Toàn cây bìm bịp 30g, rễ và thân cây gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, chùm gởi cây dâu tằm 20g.
Nấu với 1.200ml nước, còn 300ml chia 3 lần uống sau bữa ăn. Uống liên tục 5-15 ngày. (theo Bacsi.com). 
4-Trị Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưng:
Lá cây bìm bịp tươi 80g, lá cây thuốc cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g, giã nhuyễn cả 3 thứ, xào nóng với dấm, để âm ấm đắp vào lưng chỗ đau, băng chặt lại mỗi tối trước khi ngủ, sáng mở ra, liên tục 5-10 ngày.
Đồng thời dùng bài thuốc uống sau đây: 
Toàn cây bìm bịp 12g, dây trâu cổ 12g, dây tơ hồng xanh 10g, đậu đen (sao thơm) 12g, ba kích nhục 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 12g, thục địa (chế) 16g, tang ký sinh 16g. Sắc với 1.200ml còn 300ml chia 2-3 lần uống trong ngày sau bữa ăn. Khi uống thuốc cử ăn măng. Dùng toa này 5-15 ngày. (theo Bacsi.com). 

Phục hồi và phát triển cây bìm bịp ở Việt Nam

Trồng rau bìm bịp ở Chiến khu Đ
Trong chiến tranh, các loại rau rừng, như tàu bay, lá bướm, bìm bịp… đã trở thành nguồn thực phẩm giúp bộ đội vùng Chiến khu Đ “đỡ lòng”.
Ở Trung tâm sinh thái văn hóa lịch sử chiến khu Đ (TTSTVH) thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hóa Đồng Nai có gần chục loại rau rừng được Trung tâm sưu tầm về trồng.
Anh Trịnh Đức Phong, quản lý vườn ươm, cùng với các nhân viên đã tìm các giống rau tự nhiên ở vùng rừng Chiến khu Đ mang về và nhân giống thành công, trong đó có các loại như: tàu bay, bìm bịp, chùm bao, chùm ngây, khổ qua rừng, lá bướm, bình bát… 
Giờ đây, gần 10 loại rau rừng này đã được gieo trồng thành công để phục vụ cựu chiến binh, khách du lịch về thăm lại chiến khu xưa.
Anh Phong tâm sự: “Chúng tôi trồng rau rừng giống như những loại rau nhà nhưng phát triển rất mạnh, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc kích thích. Có thể nói rau hoàn toàn sạch. Những loại rau này đang được người dân sử dụng ngày một nhiều dần. Ở chợ Vĩnh An (thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu), người dân bán rau bìm bịp với cái tên là rau “ngót Thái Lan”. Trong siêu thị, rau lạc tiên được bán khá mắc, dùng để làm thuốc; lá giang cũng bán nhiều. Ở đây, mỗi khi có đoàn khách du lịch đến ai nấy đều mua vài ký về ăn và làm quà”. 
Mỗi loại rau được gắn với một món ăn cụ thể, như: lá giang dùng nấu canh gà; đọt khổ qua, ngọn tàu bay nấu lẩu; bìm bịp, lá bướm, chùm ngây nấu canh tôm, canh thịt bằm…
Thế nhưng, khi mô hình thành công, đặc sản rau rừng chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu và bán cho các đoàn khách du lịch khi về thăm lại Chiến khu Đ. Việc tiếp tục mở rộng và chuyển giao cho nhân dân vùng ven Khu bảo tồn theo hướng sản xuất hàng hóa vẫn chưa thể thực hiện được, vì tắc ở “đầu ra”. 
Đã có nhiều siêu thị sẵn sàng tiếp nhận “đặc sản rau rừng Chiến khu Đ” với số lượng lớn nhưng lại yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh, công nhận đây là hàng hóa thực phẩm được phép lưu hành trên thị trường của các cơ quan có thẩm quyền.  
Trong khi đó, chi phí để text mẫu rau, phân tích mẫu đất, mẫu nước… hiện đã quá cao so với thực lực của những người đang theo đuổi ý tưởng này. 
Anh Phong cho biết, ngoài việc là sản phẩm tự nhiên, sạch, có nhiều chất dinh dưỡng, theo kinh nghiệm dân gian, các loại rau rừng kể trên còn có những dược tính có công dụng tốt cho sức khỏe cơ thể. Chính vì vậy, anh và những đồng nghiệp ở Khu bảo tồn rất tâm huyết việc nhân rộng mô hình rau rừng để cung cấp sản phẩm cho thị trường...
Theo báo Người Lao động
Tài liệu cần xem thêm

                                                                                           Kỹ sư Hồ Đình Hải