Bài thuốc cây xạ đen và hiệu quả điều trị ung thư



Bài thuốc cây xạ đen và hiệu quả điều trị ung thư

Bài thuốc cây xạ đen và hiệu quả điều trị ung thư

(VietNamNet)
- Thời gian gần đây, một phòng khám của Hội Đông y tỉnh Hoà Bình trở nên tấp nập từ sáng đến đêm. Hầu hết người đến đây chờ bắt mạch, kê đơn là bệnh nhân ung thư, với hy vọng khỏi chứng nan y nhờ bài thuốc có đầu vị là cây xạ đen do một cố lương y dân tộc Mường để lại.

Sáng 14/3 ở phòng khám Đông y số 6 (số 35, tổ 7, đường Nguyễn Thái Học, phường Đồng Tiến, thị xã Hoà Bình), nơi bà Đinh Thị Phiển - con gái cố lương y Bùi Thị Bẻn (còn gọi là Mế Hậu) bắt mạch, kê đơn, bà Vũ Việt Anh (Ba Đình, Hà Nội) bị ung thư vòm nói: "’Tôi vừa xạ trị 30 mũi ở Bệnh viện K, nghe tin bài thuốc cây xạ đen, tìm về đây xin bốc uống, mong đỡ bệnh".
Cũng như bà Việt Anh, gần 30 bệnh nhân ung thư và người nhà tìm đến phòng khám của lương y Đinh Thị Phiển xin thuốc cây xạ đen sáng hôm ấy đều không hy vọng thoát căn bệnh khoa học còn bó tay này, vì "nếu khỏi, bài thuốc đã giật giải Nobel". Hầu hết đều chỉ mong muốn nhờ bài thuốc có xạ đen mà giảm triệu chứng mệt mỏi, đau đớn của căn bệnh hiểm và kéo dài tuổi thọ.
Phóng viên VietNamNet đã tìm gặp một số người bệnh ung thư may mắn đỡ đau, khoẻ lên sau khi uống các thang thuốc với đầu vị là xạ đen bà lương y Phiển bốc cho họ. Ông Phạm Văn Bài - bệnh nhân ung thư phổi 53 tuổi ở thôn Thị Đức, xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, Hải Dương, cho biết, sau khi ông được bệnh viện tỉnh cho về nhà điều trị, gia đình đã mang hồ sơ bệnh án đến lương y Phiển và xin bà cho thuốc. Ông không ngờ sau khi uống 3 thang, bệnh chuyển. 20 thang tiếp, ông đã nói ra tiếng, người nhẹ hơn. 30 thang sau nữa, ông bắt đầu ăn ngủ được, thể lực khá hẳn.
Một bệnh nhân khác cũng ngạc nhiên trước sự thay đổi chất lượng cuộc sống rõ rệt mà những thang thuốc sắc bình dị này mang lại. Nguyên phi công Nguyễn Văn Tụ (số 2, tổ 97, phường Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau khi được bệnh viện chẩn đoán là ung thư dạ dày và không mổ đã dùng 30 thang thuốc có xạ đen, cảm thấy trạng thái toàn thân dễ chịu từng ngày, các cơn đau ít và đỡ dần; nay đã tự túc trở lại mọi sinh hoạt cá nhân.
Ông Bài, ông Tụ và các bệnh nhân ung thư khác đều được lương y Đinh Thị Phiển bắt mạch, xem xét kỹ hồ sơ bệnh án (với các kết quả xét nghiệm và chẩn đoán lâm sàng của y học hiện đại) rồi kê thuốc với lượng nhiều ít xạ đen, đinh râu, xạ bái và các vị khác tuỳ loại và mức độ bệnh.
Mỗi người chỉ tốn trên dưới 1 triệu đồng tiền thuốc cho đến lúc chuyển bệnh và khoẻ lại.
Khoa học đã công nhận bài thuốc cây xạ đen
Nhiều chục năm trước, cây xạ đen (hay xạ đen cuống, tiếng Mường gọi là Xạ cái) từng được lương y dân tộc Mường Bùi Thị Bẻn (bệnh nhân thường gọi là mế Hậu, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình) đặt tên là cây ung thư, chuyên dùng để chữa các loại u khối. Bài thuốc cây xạ đen, dù sau đó được mế tặng cho Hội Đông y tỉnh Hoà Bình, vẫn ít người biết đến.
Chỉ kể từ năm 1987, khi được đoàn bác sĩ Học viện Quân y (do GS.TSKH Lê Thế Trung - Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu) phát hiện trong chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian, cây xạ đen mới bắt đầu thu hút sự chú ý của giới khoa học và được đưa về cơ sở này để nghiên cứu.
Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS. Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, theo GS. Trung, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm như Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.
Đến cuối năm 1999, đề tài của các bác sĩ Học viện Quân y được nghiệm thu, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Cuối năm 2002, người bệnh mới biết đến loài cây này qua câu chuyện của GS. Trung trong Chương trình Người đương thời (VTV3) và tìm về phòng khám Đông y nơi con gái mế Hậu - lương y Đinh Thị Phiển làm việc ngày một đông.
Cẩn  thận với xạ đen rởm
Từ khi được nhiều người biết đến, xạ đen trở thành đối tượng chính của dân săn dược liệu. Từ đầu năm Quý Mùi, xạ đen khan hiếm hơn, giá thị trường tăng từ 50.000 đồng lên 150.000-200.000 đồng/kg khô. Phòng khám của lương y Đinh Thị Phiển trở thành nơi tiếp không chỉ bệnh nhân và người nhà; dân buôn dược liệu thi thoảng cũng ghé qua xin bà xem giúp những thứ cây nhét chặt trong các bao của họ có đúng là loài cây quý.
Lương y Đinh Thị Phiển cho biết, có đến 3/4 số cây bà được hỏi không phải là xạ đen; phần lớn là cây thuỷ bồ (hoặc thạch xương bồ, nếu mọc trên đá). Những loài cây này cũng có lá xanh và chát gần giống lá chè nhưng không lớn hoặc sẫm bằng xạ đen. Đặc biệt, không chuyển màu đen mực ngay sau khi bị băm nhỏ như loài dược thảo quý này.
Bà Phiển dự đoán, những thứ xạ đen giả nói trên sẽ được tải về các kho thuốc đông y và cắt cho bệnh nhân nhiều tỉnh.
Còn ở nhà bà lương y nối nghiệp trị bệnh, cứu người của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và người mẹ đã quá cố, cây xạ đen sẽ mãi là thật, dù người ta có nhao nhác đi tìm của giả để thay thế và nguyên liệu thuốc có tăng giá đến đâu. Để người bệnh ung thư còn chí ít là một trong mười phương được sống và sống chất lượng nhất trong khả năng có thể.
  • Quảng Hạnh 

    Nhiều chục năm trước, cây xạ đen (hay xạ đen cuống, tiếng Mường gọi là Xạ cái) từng được lương y dân tộc Mường Bùi Thị Bẻn (bệnh nhân thường gọi là mế Hậu, ở huyện Kim Bôi, Hoà Bình) đặt tên là cây ung thư, chuyên dùng để chữa các loại u khối. Bài thuốc cây xạ đen, dù sau đó được mế tặng cho Hội Đông y tỉnh Hoà Bình, vẫn ít người biết đến.

    Chỉ kể từ năm 1987, khi được đoàn bác sĩ Học viện Quân y (do GS.TSKH Lê Thế Trung - Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu) phát hiện trong chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian, cây xạ đen mới bắt đầu thu hút sự chú ý của giới khoa học và được đưa về cơ sở này để nghiên cứu.

    Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS. Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, theo GS. Trung, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm như Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.

    Đến cuối năm 1999, đề tài của các bác sĩ Học viện Quân y được nghiệm thu, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Cuối năm 2002, người bệnh mới biết đến loài cây này qua câu chuyện của GS. Trung trong Chương trình Người đương thời (VTV3) và tìm về phòng khám Đông y nơi con gái mế Hậu - lương y Đinh Thị Phiển làm việc ngày một đông.

    Ngoài ra, cây xạ đen còn dùng để chữa trị u và hậu phẫu u rất hiệu quả.

    * Liều lượng và cách dùng:

    - Với sản phẩm từ thân, cành xạ đen khô: lấy 100 g rửa sạch, cho vào ấm đun sôi khoảng 10 - 15p dùng uống hàng ngày.

Cây xạ đen thuộc cây dây leo thân gỗ, mọc thành búi, dễ trồng, nhánh non tròn, không có lông, lá không rụng theo mùa, phiến bầu dục xoan ngược,gân phụ 7 cặp, bìa có răng thấp. Cuống 5 - 7mm. Chùm hoa ở ngọn hay ở nách lá, dài 5 - 10cm. Cuống hoa 2 - 4mm. Hoa mẫu 5. Cánh hoa trắng, Hoa cái có bầu 3 ô. Quả nang hình trứng, dài cỡ 1cm, nổ thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng. Ra hoa tháng 3 - 5; Ra quả tháng 8 - 12.
Bài thuốc thắp niềm hy vọng
Bài thuốc chữa u bướu gia truyền nổi tiếng ở xứ Mường tỉnh Hoà Bình của gia đình Lương y Đinh Thị Phiển được GS. TSKH Lê Thế Trung - Nguyên Giám đốc Học viện Quân y và các cộng sự dày công nghiên cứu và cho kết quả nghiệm thu năm 1999....
Bài thuốc chữa u bướu gia truyền nổi tiếng ở xứ Mường tỉnh Hoà Bình của gia đình Lương y Đinh Thị Phiển được GS. TSKH Lê Thế Trung - Nguyên Giám đốc Học viện Quân y và các cộng sự dày công nghiên cứu và cho kết quả nghiệm thu năm 1999.

Công trình này cùng với phác đồ điều trị của GS được đưa vào hỗ trợ điều trị tại Công ty CP Y dược học cổ truyền Hoà Bình đã mang lại hạnh phúc cho biết bao gia đình.


Thắp lên hy vọng ...

Với kinh nghiệm trên 30 năm công tác, Lương y Đinh Thị Phiển, Giám đốc Công ty đã trực tiếp khám chữa trị bằng y học cổ truyền và kế thừa, ứng dụng, nghiên cứu khoa học và phát triển các bài thuốc gia truyền UT1 và UT2 - hỗ trợ điều trị ung thư và bài vô sinh nam nữ đã đem lại niềm vui và hạnh phúc cho nhiều người...


Thầy thuốc ưu tú, Lương y Đinh Thị Phiển trong vườn dược liệu cây xạ đen

Bài thuốc với chất chiết xuất từ cây Xạ đen dưới dạng tinh thể được ký hiệu khoa học là K10 có tác dụng: ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, giảm trọng lượng của khối u, giảm lượng dịch ổ bụng và phổi, tiêu viêm, tiêu, giảm đau, tăng cường miễn dịch…đã có tác dụng tốt cho nhiều trường hợp. Bệnh nhân Đoàn Kim Tự ở Đồng Nai bị K lưỡi từ năm 2003, theo bệnh án thì gần như sự sống của bệnh nhân này chỉ kéo dài được thêm vài năm. Sau khi được chữa trị bằng phác đồ xạ hoá trị của Tây y kết hợp với uống thuốc UT1 và UT2 chỉ sau thời gian ngắn bệnh tình đã chuyển biến rõ rệt và đến nay sức khoẻ đã ổn định, mọi sinh hoạt trở lại bình thường. Tương tự là các trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo như bệnh nhân Phạm Văn Bài bị ung thư phổi ở Hải Dương; Đỗ Công Đoan (Nam Định), Dương Văn Đổi (Mỹ Đức, Hà Nội), Quách Hoàng Anh… những bài thuốc gia truyền của Lương y Phiển không chỉ mang lại niềm vui, hy vọng cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mà cho cả nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn.


Vườn dược liệu cây xạ Đen của Cty CP Dược y học Hoà Bình

Lương y Đinh Thị Phiển cho rằng: bài thuốc UT1 và UT2 của tôi không thể nói là chữa khỏi được căn bệnh ung thư, vì trên thế giới đến nay y học còn bó tay với căn bệnh này. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sau khi biết đến công trình nghiên cứu khoa học của GS.TSKH Lê Thế Trung về cây Xạ đen và tìm đến cơ sở khám chữa bệnh của tôi để điều trị bằng bài thuốc UT1 và UT2, kết hợp với điều trị hoá xạ Tây y đã cho tác dụng ngăn ngừa tốt căn bệnh này, kéo dài được thời gian sống.

Nâng tầm cho bài thuốc gia truyền

Thầy thuốc ưu tú, Lương y Đinh Thị Phiển sinh ra trong gia đình có nghề thuốc nam gia truyền dân tộc Mường Hoà Bình. Từ nhỏ bà đã được thừa hưởng được những tinh hoa vốn quý của y học cổ truyền, trong đó có bài thuốc gia truyền về chữa vô sinh - hiếm muộn và U khối và hạch do cụ thân sinh được người dân gọi theo tên trìu mến: Mế Hậu trực tiếp truyền dạy. Những bài thuốc quý đó được Lương y Đinh Thị Phiển không ngừng nghiên cứu, chỉnh lý và ứng dụng để nâng lên một giá trị mới.


Trước khi dùng thuốc, Lương y Đinh Thị Phiển đều nghiên cứu kỹ bệnh án để có phác đồ điều trị hiệu quả

Hiện nay bài thuốc UT1 và UT2 còn được chế tạo thành trà túi lọc và trà tan, trà viên nang Xạ đen Bảo thọ Hoà Bình để người dân tiện dùng. Các sản phẩm trà này không chỉ tốt cho uống hàng ngày phòng ngừa bệnh, mà những người đã điều trị bệnh ổn định về ung thư u khối vẫn cần phải uống để duy trì và phục hồi sức khoẻ, với tác dụng: chống ô xy hoá - chống viêm- an thần - tăng cường trí nhớ; người sử dụng đều thấy có tác dụng tốt như ăn ngon miệng, ngủ tốt, sức khoẻ được cải thiện, dễ uống vì có mùi thơm dịu.

Không chỉ thành công trong ứng dụng và chữa trị bệnh nhân bằng các bài thuốc gia truyền và cổ truyền. Lương y Đinh Thị Phiển còn xây dựng được vườn thuốc bảo tồn gen và phát triển cây dược liệu quý gần 20 ha. Nhiều năm nay đưa vào hoạt động Khu điều trị nghỉ dưỡng vật lý trị liệu, kết hợp châm cứu bấm huyệt và tắm lá thuốc cách trung tâm TP Hoà Bình hơn 10 km, mỗi năm thu hút nhiều bệnh nhân đến chữa trị. Hiện nay, CP Y dược học Cổ truyền Hoà Bình đang hướng tới một xây dựng xưởng sản xuất Đông dược đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

Lương y Đinh Thị Phiển hiện còn đương nhiệm chức Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Hoà Bình. Là thầy thuốc nhiều năm cống hiến trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân - Lương y Đinh Thị Phiển luôn năng động, sáng tạo vận dụng kiến thức và kinh nghiệm bản thân đồng thời không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề. Với chức năng nhiệm vụ: Khám chữa bệnh - sản xuất chế biến thuốc y học cổ truyền và thực phẩm chức năng - điều dưỡng và phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền - nuôi trồng dược liệu, hàng năm cơ sở của bà đã khám chữa bệnh cho hơn 10 nghìn lượt người, không để xảy ra tai biến.