LÁ NEEM (Sầu đâu) CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG










LÁ NEEM CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG


Lá neem là loại thảo mộc truyền thống dùng để chữa bệnh tiểu đường. Lá neem đã được khoa học chứng minh sự hữu hiệu trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh này. So sánh với các loại cây cỏ khác trong lịch sử sử dụng như thuốc làm giảm lượng đường trong máu, lá neem được chứng minh là có năng lực mạnh nhất (Chattopadhyay, 1999).


Cả lá và dầu neem đều có tính hạ đường huyết. Các thử nghiệm sử dụng lá neem chiết suất (neem leaf extract) để uống, đã chứng minh có sự giảm thiểu đáng kể về nhu cầu cần insulin cho bệnh nhân tiểu đường loại 2. Các thử nghiệm dùng dầu neem, đã chứng minh hiệu quả và việc ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu đến 45% trên động vật.


Viên bọc chứa neem và một số dược thảo khác hiện đang có sẵn ở nhiều nước để điều trị bệnh tiểu đường. Trong các thử nghiệm để xác minh hiệu quả của thuốc, neem đã được chứng minh hạ lượng đường hơn 50% trong 20 tuần và tiếp tục duy trì kết quả sau đó. Uống một ly trà loãng lá neem hai lần mỗi ngày sẽ giảm đáng kể nhu cầu insulin.


Những nghiên cứu khác nhau chứng minh nhu cầu insulin giảm 20%-50% cho người uống 5g viên lá neem khô. Neem tích cực nhất trong việc chống lại chất ức chế insulin nơi thú thí nghiệm bị tiểu đường, và chỉ tác động rất nhẹ trên thú bình thường. Nghiên cứu mới hơn cũng do cùng một người cho thấy neem ngăn chặn chất có thể chặn sự tiết insulin đo đó làm tăng cường sự sản xuất insulin. Tất cả những nghiên cứu này góp thêm uy tín cho các báo cáo về giai thoại bệnh nhân tiểu đường nhai một lá neem mỗi ngày có thể loại bỏ việc chích insulin hoàn toàn.


Căn cứ trên nhiều nghiên cứu về hiệu quả của neem trên nhu cầu insulin, chính phủ Ấn độ đã thông qua việc cho phép bán thuốc neem bởi các công ty dược phẩm cho người bệnh tiểu đường. (Một số trong những thuốc này không gì khác hơn là bột lá neem khô).


Sau khi xác định sự chịu được thuốc neem của từng người, thì liều lượng để điều trị bệnh tiểu đường là một viên lá neem 500mg vào buổi sáng lúc bụng đói, và một viên sau bữa ăn chiều. 

Sầu đâu mang lại tin vui
 
Không chỉ là nguyên liệu của món ăn ngon, sầu đâu còn được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả cả trong Đông y và Tây y.
  Sầu đâu l à tên gọi của cây ở miền Nam, miền Bắc  là cây xoan, miền Trung là cây Sầu Đông. Từ xa xưa, người Ấn Độ đã dùng sầu đâu để làm thuốc hạ đường huyết, chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn, kháng nấm, chữa sốt rét. Ngoài ra nó còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào và kháng các tác nhân gây đột biến gen hoặc ung thư... Đọt sầu đâu làm mát gan, chống giun, trị nhức mỏi. Nước sắc của cây còn dùng để chữa viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, chữa viêm cơ, viêm khớp. Dùng ngoài đắp lên các ápxe, bướu ác tính, trĩ hoặc các vết thương do rắn - rết cắn.

Cây sầu đâu
Một số cách cách dùng sầu đâu để trị bệnh:
Bệnh đái tháo đường : mỗi ngày có thể dùng 5-10 lá tươi hoặc phơi trong mát cho hơi héo rồi đun sôi lấy nước uống mỗi ngày, nước thuốc có vị rất đắng nhưng hậu ngọt.
Trị chứng ngứa âm hộ: Lấy 30g vỏ cây sầu đâu, 20g hạt tiêu, 25 lá khuynh diệp tươi, 30g lá đào tươi, 30g hoàng bá tươi, 50g vỏ rễ lựu tươi. Cho tất cả các vị trên vào ấm đun sôi kỹ, bỏ bã, cho thêm băng phiến, dùng nước thuốc này xông và rửa bên ngoài âm hộ. Tuyệt đối không được uống.
Trị bệnh ghẻ: Lấy 20g vỏ cây sầu đâu, 5 phân chánh tam tiền, 5 phân thạch cao sống, 1 chén rượu trắng, 200g nghệ vàng, 200g cây bông cò, 200g gừng già. Vỏ cây sầu đâu băm nhỏ, cây bông cò băm nhỏ, gừng, nghệ xắt lát. Tất cả các vị trên đem giã nát, dùng vải lọc lấy nước. Chánh tam tiền và thạch cao sống tán bột mịn, trộn đều với nước thuốc đã lọc. Đổ rượu trắng vào hỗn hợp thuốc trên, sắc cho keo lại, cho vào chai lọ dùng dần. Sau khi tắm sạch, bôi thuốc này lên các nốt ghẻ, ngày bôi 2 lần sẽ cho kết quả tốt.
Lưu ý: cây sầu đâu cũng có tính độc nên khi dùng phải thận trọng. Những người tỳ vị hư yếu, phụ nữ có thai không được dùng. Các thang thuốc có sầu đâu chỉ dùng để rửa, bôi ngoài chứ không được uống.  
Trong Tây y, các nước Ấn Độ, Mỹ, Hà Lan, Nhật… đã điều chế sản xuất từ lá sầu đâu thành các dạng thuốc uống như thuốc viên, chữa loét bao tử, bệnh đường ruột, sán lãi, dạng trà thuốc, dạng kem và các mỹ phẩm thoa da chữa ghẻ, mụn nhọt, lang ben, hắc lào, xà bông tắm sát khuẩn ngoài da, hoặc cao dán trị các vết thương làm độc, ung mủ, các vết loét của phong hủi.

Ngành công nghiệp dược của nhiều nước đã trích ly hoạt chất của cành, lá sầu đâu và chế thành thuốc viên trị bệnh đái tháo đường do thiếu insulin, làm thuốc lọc máu, trị bệnh cao huyết áp và rối loạn nhịp tim, làm giảm mỡ và cholesterol trong máu.
  Lê Vân