Kim ngân hoa vị thuốc chữa ung nhọt, ung thư

Kim ngân hoa vị thuốc chữa ung nhọt, ung thư




Cây Kim ngân trong các bài thuốc chữa ung thư của Đông y và Tây y
Kim ngân là một cây thuốc được dùng trong phòng chữa ung thư của Đông y. Nó đang ngày càng được phát hiện thêm nhiều tác dụng quý, nên ngày càng được dùng nhiều hơn để đương nhiên trở thành cây thuốc quý của cả Đông, Tây.
Cây có tên là Kim ngân vì hoa có hai màu: Màu trắng vào buổi sáng và chuyển sang vàng buổi chiều (không phải cây Kim ngân có hoa hai màu như có sách đã ghi). Tên khoa học Lonicera japonica Thunb, họ Cơm cháy Caprifoliaceae, ngoài ra còn có nhiều loài khác cũng được sử dụng như Kim ngân dại (Lonicera dasystyla Rehd), Kim ngân lẫn (Lonicera confusa DC)… phải chú ý phân biệt khi cần chuẩn hoá. Cây Kim ngân mọc hoang trên diện hẹp (chỉ có ở Cao Bằng, Lạng Sơn); Kim ngân dại phân bố rộng hơn, ở nhiều tỉnh miền Bắc; Kim ngân lẫn có ở Thủ pháp Hà Tây. Kim ngân được trồng làm cảnh vì hoa đẹp, hương thơm. Kim ngân được trồng với số lượng lớn tại Công ty Đông dược Bảo Long (Hà Tây) và Vimedimex II (Công ty XNK y tế II) (LTS) với chủ đích tránh Kim ngân giả, đồng thời tạo điều kiện cho phòng chẩn trị phát huy ưu điểm của phương pháp chữa bệnh bằng thuốc tươi theo trào lưu mới đang được đề cao trong y tế cộng đồng của thế giới.
Theo Đông y: Kim ngân hoa tính mát lạnh, vị ngọt, hơi đắng, vào 4 kinh phế, tâm, tỳ, vị; không độc, có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, giải biểu, lợi tiểu; dùng chữa dương bệnh, trường hợp không phải thực nhiệt, kiểu hư hàn (ỉa chảy), ra nhiều mồ hôi nên tránh dùng. Nước sắc Kim ngân có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác; hoa tốt hơn cành lá (nếu dùng cành lá phải tăng liều lượng gấp 2 – 3 lần).
Theo Tây y, thành phần hoá học có nhiều Flavonoit. Hoa chứa Colymozid (Lonicerin), một số carotenoit (Scaroten), Cryptoxantin, auroxantin; lá chứa Loganin, có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường chuyển hoá chất béo (trên thỏ thí nghiệm).
Về độc tính: Theo tài liệu của Viện Dược liệu, chuột nhắt trắng uống nước sắc Kim ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 15 lần liều điều trị trên người, chuột vẫn sống bình thường, giải phẫu phủ tạng không có thay đổi gì đặc biệt. Do có độc (khi dùng liều cao) nên chỉ dùng hoa Kim ngân dưới dạng thuốc hãm và sirô với liều thấp (hãm sắc 40g).
Chữa “ung thư theo Đông y”
Mụn nhọt chia 2 loại: Mang tính dương gọi là “ung”; mang tính âm gọi là “thư”.
Kim ngân hoa chữa các chứng ung thư, chốc lở, mụn nhọt, giang mai. “Nó là một vị thuốc cần thiết cho các chứng ung nhọt…”. Trong Ngoại khoa, tinh yếu của Trần Tử Minh nói: “Rượu Kim ngân hoa chữa ung thư mới phát thật là thần diệu vô biên”. Nguyễn Văn Minh trong Dược tính chỉ nam viết: “Các bài chữa chứng ung nhọt có Kim ngân hoa, đều là thần diệu cả…”. Trong 10 điều tâm đắc khi dùng Đông dược, Tiêu Thụ Đức viết: “Huyết phận có nhiệt độc ung trễ sinh lở loét, sưng tấy mưng mủ, dùng Kim ngân hoa để thanh…”.
Một số bài thuốc trong sách “Đông y kỳ diệu”
v Kim ngân hoa thảo tửu (Trích Y phương tập giải): Kim ngân hoa 50g, Cam thảo 10g, nấu với 2 chén nước còn 1/2 chén, hoà với 1/2 chén rượu, hâm nóng, chia 3 lần uống trong ngày.
Công dụng: Chữa ung nhọt, phế ung, trường ung.
v Nhẫn đông đằng tiên tửu (Cảnh nhạc toàn thư): Nhân Đông đằng (giây Kim ngân) 50g, Sinh cam thảo 10g, cho vào nồi đất nấu với 2 chén nước lấy 1 chén, cho vào 1 bát nước đun sôi vài lần, lọc bỏ bã, chia 3 phần uống trong ngày. Bên ngoài các chỗ đau, lấy 1 nắm lá Kim ngân hoa giã nhuyễn, nhào với 1 lít rượu, nấu thành cao và đắp.
Công dụng: Chữa ung nhọt mới phát, các khớp xương sưng, nóng, đỏ đau.
v Bổ Kim tửu (Nghiệm phương tân biên): Kim ngân hoa 15g, Bồ công anh 15g, rượu 2 chén, sắc còn 1 chén, chia 2 phần uống làm 2 lần (sáng và tối), sau bữa ăn; bã đắp lên vú đau.
Công dụng: Chữa viêm tuyến vú.
v Tứ diệu dũng an thang (Bào tướng Ngao – đời Thanh): Kim ngân hoa 90g, Huyền sâm 90g, Đương quy 60g để giải độc, hoạt huyết chỉ thống.
Công dụng: Chữa các chứng nhiệt độc kết tụ như: Chân tay đỏ tím, hơi nề, sợ nóng, đau đớn, rồi bị hoại tử, thối rữa, rụng đốt lan dần lên trên chân… Hiện nay dùng chữa viêm tắc động tĩnh mạch hoặc do các nguyên nhân khác gây nên triệu chứng trên. Bên ngoài dùng bột Cam thảo trộn Dầu vừng đắp chỗ đau, ngày thay 1 lần; kết hợp Tây y phẫu thuật.
v Ngũ thần thang (Trần Sỹ Dịch – đời Thanh): Kim ngân hoa 30g, Tử hoa địa đinh 12g, Phục linh 12g, Ngưu tất 10g, Xa tiền tử 10g, sắc uống.
Công dụng: Thanh nhiệt, lương huyết, chữa cốt ung chi dưới. Ngày nay dùng chữa cốt tuỷ viêm, viêm đường tiết niệu và các bệnh thấp nhiệt khác.
Điều trị ung thư theo Tây y (cancer – k)
K – tuyến vú: Kim ngân hoa 30g, Vương bất lưu hành 30g, Miêu nhãn thảo 30g; chế thành cao, thêm Tử kim đỉnh 12g, Băng phiến 6g, tán bột trộn đều. Ngày uống 2 – 3 lần; mỗi lần 1 – 3g.
K – gan: Kim ngân hoa 30g, Ngô công 10g; sắc uống ngày 1 thang, kết hợp ăn Tây qua (dưa hấu).
K – vòm họng: Kim ngân hoa 30g, Sinh thạch cao 20g, Sinh mẫu lệ 20g, Quy bản 20g, Đại thanh diệp 20g, Liên kiều 16g, Bạch thược 16g, Nữ trinh tử 16g, Thương nhĩ tử 16g, Mã bột 16g, Bạc hà 6g, Cốc tinh thảo 10g, Cát cánh 10g, Cam thảo 80g; sắc uống ngày 1 thang.
K – cổ tử cung: Kim ngân hoa 20g, Đương quy 20g, Sinh lộc giác 16g, Đào nhân 12g, Bồ công anh 16g, Liên kiều 12g, Đan bì 16g, Huyền hồ 10g, Nhũ hương 10g, Xích thược 16g, Hồng hoa 10g; sắc uống ngày 1 thang.
K – và u bướu giáp trạng: Kim ngân hoa 20g, Sinh miết giáp 20g, Sinh mẫu lệ 20g, Bồ công anh 20g, Hoa phấn 16g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Bồ công anh 20g, Liên kiều 16g, Tam lăng 12g, Nga truật 12g, Hải tảo 12g, Côn bố 12g, Sinh đại hoàng 4g, Toàn yết 5g; sắc uống nóng, ngày 1 thang.
K – trực tràng: Kim ngân hoa 16g, Bạch mao căn 16g, Quy bản 16g, Thổ phục linh 16g, Bồ công anh 16g, Tử hoa địa đinh 16g, Thăng ma 12g, Hoè hoa 16g, Hạn liên thảo 16g, Cát cánh 16g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Sinh cam thảo 8g; sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý: Từ năm 1995, trên thị trường đã xuất hiện Kim ngân hoa giả làm từ Củ cải hoặc bằng phần xốp trắng trong ống Đu đủ. ở phần trên của túi đựng là Kim ngân hoa thật, còn ở dưới là Kim ngân giả được trộn với tỷ lệ khác nhau.
Trong Đông y có trường hợp cần phối ngũ Kim ngân hoa với Nhân sâm, nhưng nếu Kim ngân hoa là Củ cải thì Nhân sâm bị mất tác dụng (Đông y vẫn giải ngộ độc Nhân sâm bằng Củ cải).
———-
Tìm hiểu thêm về cây Kim ngân hoa Có tác dụng kháng khuẩn,chữa mụn nhọt, lỡ ngứa, ban sởi, đậu mùa, rôm sảy, thấp khớp, viêm mũi dị ứng.
Dược thảo Kim Ngân Hoa cũng có tên Nhẫn Đông vì chịu được khí lạnh của mùa đông. Hoa hái lúc mới chớm nở từ tháng 3 đến tháng 6. Lá hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô để dành pha thay trà uống chống dị ứng, thanh nhiệt, giải độc. Có tác dụng kháng khuẩn,chữa mụn nhọt, lỡ ngứa, ban sởi, đậu mùa, rôm sảy, thấp khớp, viêm mũi dị ứng.
Xin kể một câu chuyện thật cảm động về loài hoa-cây thuốc quý này:
Truyền thuyết hoa kim ngân
Truyện kể rằng ngày xưa, rất xưa ở một làng hẻo lánh gần rừng núi có hai vợ chồng nông phu rất phúc hậu. Họ sống nghèo nàn nhưng rất thương yêu quí mến nhau. Và dù phải làm lụng vất vả để sinh sống họ vẫn thấy tràn đầy hạnh phúc.
Nỗi khổ tâm duy nhất là tuy kết hôn đã lâu năm vẫn chưa có con. Hai người ngày đêm cầu nguyện cũng như tìm thầy xin thuốc khắp nơi để mong được hoài thai.
Không biết lời cầu nguyện của vợ chồng nông phu được đáp ứng, hay uống thuốc hữu hiệu, một năm sau sinh đôi được hai gái. Dù sao họ tin tưởng là Trời Phật đã cảm lòng thành nên sung sướng vô cùng, đặt tên cô chị là Kim Hoa, và cô em là Ngân Hoa.
Kim Ngân Hoa được cha mẹ cưng chiều, nhưng rất ngoan và khỏe mạnh quanh năm không hề có bệnh tật gì.
Ngày tháng trôi qua, hai cô càng lớn càng xinh đẹp, làng trên xóm dưới đều nghe danh tiếng. Suốt ngày mối mai tấp nập.
Những người giàu sang quyền quí cũng như bạn bè thân sơ của cha mẹ Kim Ngân Hoa đều muốn cưới một trong hai cô về làm con dâu nhà mình. Vợ chồng nông phu thương con nên không theo phong tục cổ gả chồng sớm cho con. Hai cô càng lớn càng xinh đẹp và càng nhất quyết không sống rời xa nhau, nên cũng từ chối tất cả những lời cầu hôn.
Đến năm 16 tuổi, một hôm khí trời sang thu lạnh, Kim Hoa bỗng sinh bệnh. Ban đầu cô cảm thấy đầu nặng chân nhẹ, toàn thân rất đau đớn khó chịu. Ban ngày tuy nói cười được nhưng ban đêm thì lên cơn sốt nóng như lửa đốt. Miệng và lưỡi đều khô bỏng nức nở, cả thân mình hiện đầy chấm mụn đỏ lở loét.
Vợ chồng nông phu kinh hoảng lo lắng, đón mời thầy thuốc đến thăm bệnh. Thầy nào thăm xong cũng chỉ nhìn, cho vài vị thuốc cầm chừng lắc đầu bảo bệnh nặng quá, chỉ còn nhờ Trời.
Kim Hoa uống thuốc gì cũng không bớt, trái lại bệnh càng nặng thêm. Ngân Hoa săn sóc chị ngày đêm không rời. Kim Hoa bảo em tránh xa mình vì thầy lang bảo bệnh này sẽ bị truyền nhiễm. Ngân Hoa quyết tâm ở lại cạnh chị săn sóc, chỉ tiếc rằng không thay được chị chia sẻ bớt đau khổ. Kim Hoa nhất định đuổi em ra khỏi phòng bệnh, bảo em phải sống để phụng dưỡng cha mẹ già. Ngân Hoa vẫn không vâng lời, ở lại săn sóc chị và nhắc chị lời thề “Sống cùng giường, chết cùng mồ”, mà hai chị em đã hứa với nhau.
Chỉ mấy hôm sau Ngân Hoa bị lây bệnh và cùng chị nói lời trối cuối cùng với bố mẹ: “Chúng con chết rồi nhất định sẽ biến thành một thứ dược thảo, để cứu sống những người mắc bệnh đậu mùa. Chúng con xin bố mẹ tha tội chúng con đi trước, chúng con sẽ đợi bố mẹ ở thế giới bên kia, và xin cảm đội công ơn bố mẹ nuôi dưỡng.”
Vợ chồng nông phu trong sự đau đớn cùng cực, chôn hai con gái chung một mồ để hai cô giữ trọn lời nguyền.
Cách ít lâu, từ trong mộ của Kim Hoa và Ngân Hoa mọc ra một thứ cây leo. Chỉ vài tháng sau, cây trưởng thành, lá màu lục đậm rất sum suê. Đến mùa hạ, cây nở ra thứ hoa đối chiếu nhau màu vàng và màu trắng sóng đôi.
Hoa rất xinh đẹp, rất hòa hợp nở từ cạnh của cành dây leo, và cũng rất dễ bị tổn thương vì hoa quá mong manh.
Người làng đến thăm mộ Kim Ngân Hoa để xem giống hoa lạ, và mách miệng nhau lời thề nguyện của hai chị em: “Chết rồi sẽ biến thành một thứ dược thảo để cứu người” nên đặt tên hoa ấy là Kim Ngân Hoa.
Dược thảo Kim Ngân Hoa
Dược thảo Kim Ngân Hoa cũng có tên Nhẫn Đông vì chịu được khí lạnh của mùa đông. Hoa hái lúc mới chớm nở từ tháng 3 đến tháng 6. Lá hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô để dành pha thay trà uống chống dị ứng, thanh nhiệt, giải độc. Có tác dụng kháng khuẩn,chữa mụn nhọt, lỡ ngứa, ban sởi, đậu mùa, rôm sảy, thấp khớp, viêm mũi dị ứng.
Theo Trung y, Kim Ngân vị ngọt, tính hàn, không độc, đi vào 4 kinh Phế, Vị, Tâm và Tỳ.
Dùng chữa bệnh ngày từ 4 đến 8g hoa, hoặc 10 đến 20g cành có lá, dùng như cách sắc thuốc, cao thuốc hoặc ngâm rượu.
Kim Ngân Hoa tươi hay khô, hoa hay lá đều có thể dùng như trà .
Cháo Kim Ngân Hoa dùng khi muốn thanh nhiệt, giải độc .
Cháo trắng nấu riêng. Kim Ngân Hoa nấu riêng. Khi ăn, hâm cháo sôi lên, pha thêm trà Kim Ngân Hoa đã nầu riêng vào cháo . Ăn ngọt mặn tùy thích. Những người Tỳ Vị hư hàn, không có nhiệt độc không nên dùng.
Cho đến bây giờ, không biết đã qua bao nhiêu trăm năm, vào khoảng tháng 5, tháng 6 lúc Kim Ngân Hoa hàm tiếu, thơm ngát cả một vùng trời, những bà mẹ quê lại kể huyền thoại Kim Ngân Hoa cho các con nghe, để học tính chất một dược thảo và cũng để nhắc nhỡ các con là tình chị em sâu đậm đến chết không phai.
Các hình ảnh trên là cảnh hoa kim ngân đang rộ, nhìn không chán mắt như có hồn hai chị em kim ngân hoa vậy.
Hiện tại chúng tôi đã nhân giống được cây thuốc quý này. ĐT liên hệ 0904134909
Posted in Cây thuốc | Để lại phản hồi

Viêm đa khớp dạng thấp – Rheumatoid arthritis

Viêm đa khớp dạng thấp (VKDT ) và viêm nhiều khớp (VNK) thuộc chứng bỹ. Xong có khác nhau. Viêm quanh khớp ( VQK ) do miễn dịch toàn thân giảm khó điều trị.
Nguyên nhân ( VĐKDT ): Viêm nhiễm, các yếu tố ngoại cảnh… chưa rõ nguyên nhân chính. Bệnh chiếm tỷ lệ 0,3- 1,5% trên thế giới, 0,3- 0,6%  ở Trung Quốc.
Triệu chứng: Viêm sưng các khớp nhỏ. Lòng huyết quản quanh khớp tăng sinh ( thời kỳ đầu ). Dần thoái hóa khớp. Bệnh mãn tính tái phát nhiều lần. Có 50% bn tàn phế. Giảm tuổi thọ 10-15 năm. Phí tổn cho ĐT lớn (9000  USĐ/ bn ). Cuối cùng dẫn tới tử vong. Ành hưởng chất lượng sống, chất lượng xã hội.
Thuốc trung y có tác dụng vượt trội. Đắp thuốc thông dương vào khớp bn. Kỳ vọng của bn: Giảm đau, cải thiện t/c lâm sàng, khống chế tăng bệnh, tổn thương, phục hồi chức năng dẫn tới làm tăng chất lượng cuộc sống. Điều trị không thể phục hồi hoàn tòan như ban đầu được. Cổ xưa gọi là cố bỹ, lịch tiết bệnh. Sách Kim quỹ gọi là trọc bệnh, cố bỹ, lịch tiết bệnh.
Theo Trọng Cảnh:
-         Do Can thận bất túc, khí huyết hư suy
-         Cảm phong hàn thấp
-         Hai thể kết hợp cùng tồn tại.
-         Chính hư tà nhập và hàn thấp thác tạp. ĐT gặp nhiều khó khăn
-         Châm cứu, đắp thuốc…ở các giai đoạn là một công trình ngiên cứu. Can thận bất túc khí huyết hư suy ( người trẻ đã mắc bệnh), bn nữ 40-60 tuổi, đã có các bệnh cấp tính trước nay VKDT. Thời kỳ tiền mãn kinh cộng phong hàn, thấp tà dẫn đến ứ trở khí huyết dẫn đến kinh mạch giảm nuôi dưỡng.
-         Thấp tà (đàm tà ) xâm nhập dẫn đến bệnh trầm trọng. Ăn uống không đủ dinh dưỡng dẫn đến khí huyết hư suy, can thận suy, ành hưởng toàn thân,  gân cơ quanh khớp teo.
-         Biện chứng luận trị rất quan trọng. Khám toàn diện. Vùng phương bắc TQ chủ yếu là hàn thấp, phương nam là thấp nhiệt
-         Pháp ĐT: Ôn dương tán hàn ( Phương Bắc )
-         Thanh nhiệt trừ thấp ( Phương Nam )
Có 6 thể
  • Thể hàn thấp bỹ trở
-         T/c đau, sưng nặng nề, da không hồng, hơi nóng, cứng khớp buổi sáng, lạnh đau tăng, nóng giảm, sợ gió, rét, ra mồ hôi, da tê bì, lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù hoãn.
-         Pháp ĐT: Trừ phong, tán hàn, trừ thấp.
-         Ô đầu thang gia giảm: Chế ô đầu, bạch thược, phòng phong, hoàng kỳ, chích thảo, khương hoạt, độc hoạt, hải phong đằng.( phía bắc dùng nhiều )
* thể thấp nhiệt bỹ trở
-         Nóng, sưng, hoặc có dịch ở khớp. Cứng khớp buổi sáng, mỏi khớp, nặng nề nơi tổn thương. Không muốn đi, cơ thể suy nhược do không ăn uống được
-         Nhiệt độ không cao khoảng 38- 38,5, sợ gió, rét. Sốt cả ngày hoặc từ trưa đến tối( loại trừ nhiễm trùng ). Miệng đắng, khát không muốn uống. Lưỡi đỏ tím, rêu vàng nhờn.
-         Pháp ĐT: thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết thông lạc
-         Tứ diệu gia vị
-         Hoàng bá,thương truật,ý dĩ,ngưu tất ,khương hoàng,trạch lan kim hoa đằng, phòng phong, khương hoạt, độc hoạt
-         Chú ý: thấp thắng, phong thắng gia thêm vị trừ thấp, phong.
-         Tứ diệu thang là phương chủ yếu ĐT ở phương Nam-38,5
* Thể hàn nhiệt thác tạp**.Thể hàn nhiệt thác tạpmm
Đau, nề, sưng, hạn chế vận động, sợ lạnh, sợ gió rõ. Đắng miệng, khô miệng, chất lưỡi nhạt, rêu vàng hoặc trắng. Mạch huyền tế.
Pháp điều trị: Trừ phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt.
Phương thang: Quế chi bạch thược tri mẫu gia giảm ( bỏ ma hoàng ). Quế chi, xích thược, bạch thược, tri mẫu, phòng phong, thương truật, cam thảo, khương hoàng, trạch lan, đan sâm.
Bội các vị trừ thấp. Phong tà nhiều tăng phòng phong, ứ huyết tăng hoạt huyết.
*Thể đàm ứ trở lạc ( hay gặp )
Các khớp sưng nề, đau đớn
3 thể trên dẫn đến ứ trệ huyết, đàm ở kinh lạc dẫn đến nuôi dưỡng kém. Các vị ở mục này có thể gia vào các phương khác ( trừ đàm , hoạt huyết ).
Triệu chứng đau tăng, hạn chế hoàn toàn vận động, cứng khớp. Có nốt ứ huyết. Khát không muốn uống. Phát sốt về trưa và đêm. Chất lưỡi hồng tím, có điểm ứ huyết trên lưỡi, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng. Mạch tế xác.
Pháp điều trị: Hoạt huyết, hóa ứ, trừ phong, thắng thấp.
Phương thang: Quế chi phục linh hoàn
Quế chi, phục linh, đơn bì, xích thược, đào nhân, đương quy, xuyên khung, bạch truật, ngưu tất, uy linh tiên.
Điều trị thoái hóa cột sống cổ có hiệu quả
Chú ý: 4 thể trên là ở thời kỳ tiến triển của bệnh VĐKDT, máu lắng tăng. Chú ý tới các vị hoạt huyết, trừ thấp, hóa đàm.
*Thể can thận bất túc.
Thời kỳ muộn, đau nhiều, bệnh kéo dài, lạnh lưng. Các khớp giảm vận động, biến dạng khớp. Chóng mặt, ù tai, tim hồi hộp, teo cơ.
Pháp điều trị: Bổ ích cơ thể,trừ thấp, thông lạc.
Phương thang: Độc hoạt tang ký sinh gia giảm.
*Thể khí huyết hư suy
Mỏi mệt,đau khớp,tê bì, thần sắc kém, chóng mặt, đoản hơi. Rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch trầm tế, nhược.
Pháp điều trị: ( ích khí, bổ huyết, hoạt huyết, thông lạc )
Phương thang: Hoàng kỳ quế chi ngũ vật
Hoàng kỳ,quế chi,bạch thược, thục địa, xuyên khung, đại táo,đương quy, ngưu tất, kê huyết đằng, đẳng sâm, bạch truật, bạch linh, trích cam thảo.
Chú ý: Thời kỳ bệnh tiến triển không dùng thuốc ích khí, bổ huyết và dưỡng can thận. Giai đoạn sau: Bổ ích can thận, ích khí, bổ huyết lượng nhỏ không quá lớn.
Tâm đắc
-         Trừ thấp, ứ: Hoạt huyết là chủ yếu, không dùng phá huyết
-         Bn khớp đã biến dạng dùng côn trùng, động vật để tăng tác dụng khu phong, lượng nhỏ, 1-2 vị.
-         Bảo vệ chức năng tỳ vị: Ành hưởng do dùng thuốc, do bệnh lý ( corticoid, thuốc giảm đau, chống viêm, ức chế miễn dịch . Bn có phản ứng nôn, đau thượng vị). Do đó cần củng cố tỳ vị trước, không được gia vị điều trị VĐK.
Ngừng toàn bộ thuốc đang dùng để củng cố tỳ vị.
  • Thuốc thành phẩm YHCT:
-         Mạch môn thang, Bán hạ tả tâm thang, tiêu dao.
-         Sưng do hàn, do thấp, do nhiệt điều trị khác nhau.
-         Đau khớp: Đã có các nghiên cứu các vị thuốc đi vào từng khớp:
-         Ô đầu, ma hoàng, xích thược, xuyên ô, thạch cao, tỳ giải,tằm sa, tang chi, mộc qua, tỳ giải
-         Một số thành phẩm:
-         Lôi công đằng: Tốt nhất, có thể phối hợp thang dùng kéo dài, không độc. Bn nam trẻ tuổi không dùng do giảm tinh trùng.
Có tác dụng ức chế miễn dịch, còn ứng dụng điều trị bệnh Luput, vảy nến. Dùng kéo dài có rối loạn nhẹ chức năng gan ( dừng thuốc sẽ hết ).
Tang đằng hoàn:
Chú ý: Các thuốc thành phẩm nên phối hợp thuốc thang. Thuốc triết xuất càng tinh tác dụng càng kém ( dựa vào n/c thực nghiệm ) mất đi sự phối hợp, tương hỗ của các vị thuốc. Do đó thuốc thang vẫn tốt.
  • Thông bỹ linh viên và hợp tễ: Đây là bài thuốc đã qua 30 năm nghiên cứu.
  • Thảo luận:
- Trộn ớt vào thuốc đắp tốt ( phong bá tán )
-Bài huyết phủ trục ứ sắc cho ngâm cũng tốt
Thuốc dùng ngoài ôn thông là chính.


KIM NGÂN HOA

Tên thuốc: Flos Lonicerae.
Tên khoa học: Lonicera japonica Thunb.
Họ Cơm Cháy (Caprifoliaceae)
 Bộ phận dùng: hoa mới chớm nở. Lá và dây ít dùng.
Hoa chùm trắng vàng xen nhau, mềm, không tạp chất, đài có lông nhỏ là tốt. Thứ hoa đơn sắc vàng thâm, đoá hoa nhỏ, cứng là xấu.
Tính vị: vị ngọt, tính hàn.
Quy kinh: vào kinh Phế, vị, Tâm  và Tỳ.
Tác dụng: thuốc thanh nhiệt, giải độc.
Chủ trị: trị sang lở, mụn nHọt, tả ly, phong thấp, trị ho do Phế   nhiệt.
. Cảm phong nhiệt ở phần vệ và khí biểu hiện như sốt, khát phong và hàn nghịch và đau Họng: Dùng Kim ngân hoa với Liên kiều và Ngưu bàng tử.
. Cảm phong nhiệt ở phần khí biểu hiện như sốt cao, rất khát, mạch Phù, Thực: Dùng Kim ngân hoa với Thạch cao, Tri mẫu.
. Cảm phong nhiệt ở phần huyết và phần doanh biểu hiện như lưỡi không có thần sắc (nhợt nhạt) lưỡi khô, lưỡi đỏ sẫm, hồi hộp và mất ngủ: Dùng Kim ngân hoa phối hợp với Mẫu đơn bì và Sinh địa.
- NHọt và nHọt độc: Dùng Kim ngân hoa hoặc phối hợp với Bồ công anh, Cúc hoa và Liên kiều.
- Tiêu chảy do nhiệt độc: Dùng Kim ngân hoa với Hoàng liên và Bạch đầu ông.
Liều dùng:   Tươi: Ngày dùng 20 - 50g. Khô và ngâm rượu: Ngày dùng  12 - 16g.
Cách Bào chế:
Theo kinh nghiệm Việt Nam:  Hoa tươi: giã nát vắt nước đun sôi uống.
- Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột (thường dùng).
- Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu đế 1/5 để uống.
Bảo quản: dễ hút ẩm, mốc, biến màu, mất hương vị. Để nơi khô ráo, tránh ẩm, đựng trong thùng có lót vôi sống.
Kiêng ky: Tỳ  Vị hư hàn không thực nhiệt thì không nên dùng.


Đường Bản Thảo.

Tên Khác:

Nhẫn đông hoa (Tân Tu Bản Thảo), Ngân hoa (Ôn Bệnh Điều Biện), Kim Ngân Hoa, Kim Ngân Hoa Lộ, Mật Ngân Hoa, Ngân Hoa Thán, Tế Ngân Hoa, Thổ Ngân Hoa, Tỉnh Ngân Hoa (Đông Dược Học Thiết Yếu),  Song Hoa (Trung Dược Tài Thủ Sách), Song Bào Hoa (Triết Giang Dân Gian Thảo Dược), Nhị Hoa (Thiểm Tây Trung Dược Chí), Nhị Bảo Hoa (Giang Tô Nghiệm Phương Thảo  Dược Tuyển Biên), Kim Đằng Hoa (Hà Bắc Dược Tài).

Tên Khoa Học:

Lonicera japonica Thunb.

Họ Khoa Học:

Họ Cơm Cháy (Caprifolianceae).

Mô Tả:

Loại dây leo, thân có thể dài đến 9-10m, rỗng, có nhiều cành, lúc non mầu xanh, khi gìa mầu đỏ nâu, trên thân có những vạch chạy dọc. Lá mọc đối nhau, hình trứng dài. Phiến lá rộng 1,5 - 5cm, dài 38cm. Lá cây quanh năm xanh tươi, mùa rét không rụng. Hoa khi mới nở có mầu trắng, nở ra lâu chuyển thành mầu vàng. Hoa mọc ở kẽ lá, mỗi kẽ lá có 2 hoa mọc trên 1 cuống chung. Lá bắc giống như lá cây nhưng nhỏ hơn. Tràng hoa cánh hợp, dài từ 2,5-3,5cm, chia làm 2 môi không đều. Môi rộng lại chia thành 4 thùy nhỏ, 5 nhụy dính ở họng tràng, mọc thò dài ra ngoài hoa. Quả hình cầu, màu đen.  Nụ hoa hình gậy, hơi cong queo, dài 25cm, đường kính đạt đến 5mm. Mặt ngoài màu vàng đến vàng nâu, phủ đầy lông ngắn. Mùi thơm nhẹ vị đắng. Mùa hoa: tháng 3-5, mùa quả: tháng 6-8.

Địa Lý:

Mọc hoang ở nhưng vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng.

Thu Hái, Sơ Chế:

Thu hái vào đầu mùa Hạ, lúc nụ sắp nở. Nên hái khoảng 9 - 10 giờ sáng (khi sương đã ráo). Đem thái mỏng, phơi hoặc sấy khô.

Bộ Phận Dùng:

Hoa mới chớm nở. Lá và dây ít dùng.

Mô Tả Dược Liệu:

Dây có nhiều lá, cuộn vòng hoặc chặt thành từng đoạn dài 35cm.
Lá mọc đối nhăn nheo, dài 47cm, rộng 24cm, hình trứng. Phiến lá dày, mặt trên màu lục đen, nhẵn hoặc có ít lông, mặt dưới mầu lục nhạt, có nhiều lông ngắn mịn và gân lá hình lông chim lồi lên,  cuống lá dài. Hoa: nụ hoa hình ống dài 0,8-1,6cm, hơi cong, màu vàng nhạt, dưới nhỏ, đường kính 11,25mm, trên phồng to, đường kính 23mm. Lác đác có hoa mới nở, dưới nhỏ, trên loe hình môi. Mặt ngoài có lông trắng nhỏ mịn (soi kính lúp), phía dưới có đài nhỏ hình chén 5 răng, màu nâu vàng, dài khoảng 11,5mm. Chất nhẹ, hơi giòn, mùi thơm, vị hơi đắng (Dược Tài Học).

Bào Chế:

+ Hoa tươi: gĩa nát, vắt nước, đun sôi, uống.
+ Hoa khô: sắc uống hoặc sấy nhẹ lửa cho khô, tán bột.
+ Hoa tươi hoặc khô đều có thể ngâm với rượu theo tỉ lệ 1/5 để uống (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). 

Bảo Quản:

Dễ hút ẩm, mốc, biến màu, mất hương vị. để nơi khô ráo, tránh ẩm, đựng trong hũ có lót vôi sống.

Thành Phần Hóa Học:

+ Luteolin, Inositol, Tannin (Trung Dược Học).
+ Hoa chứa Scolymozid (Lonicerin), 1 số Carotenoid (S Caroten, Cryptoxantin, Auroxantin). Lá chứa Loganin (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Chlorogenic acid, Isochlorogenic acid (Lý Bá Đình, Trung Thảo Dược 1986, 17 (6): 250).
+ Ginnol, b-Sitosterol, Stigmasterol, b-Sitosterol-D-Glucoside, Stimasteryl-D-Glucoside (Sim K S và cộng sự, C A 1981,  94: 52765p).

Tác Dụng Dược Lý:

+ Tác Dụng Kháng Khuẩn: nước sắc hoa Kim ngân có tác dụng ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga. Nước sắc có tác dụng mạnh hơn các dạng bào chế khác (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Khi nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn in vitro bằng các phương pháp  khuyếch tán và hệ nồng độ, người ta thấy nước sắc cô đặc 100% của hoa Kim ngân có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với các trực khuẩn lỵ, dịch hạch, thương hàn, cận thương hàn, liên cầu khuẩn tan máu, phẩy khuẩn tả. Tác dụng yếu hơn đối với các trực khuẩn bạch hầu, E.Coli, Phế cầu, Tụ cầu khuẩn vàng. Nước sắc lá Kim ngân với nồng độ 201,2% ức chế trực khuẩn Shiga, với nồng độ 2050% ức chế trực khuẩn cận thương hàn, nồng độ 100% có tác dụng đối với tiêu cầu khuẩn (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tác Dụng Trên Chuyển Hóa Chất Béo: Kim ngân có tác dụng tăng cường chuyển hóa các chất béo (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tác Dụng Trên Đường Huyết: nước sắc hoa Kim ngân cho uống có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ chuột lang. Ở chuột lang uống Kim ngân, số lượng và tính chất các dưỡng bào ở mạc treo ruột ít thay đổi. Lượng Histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột lang bình thường và chuột lang uống Kim ngân trước khi gây choáng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Tác Dụng Kháng Khuẩn: Thuốc có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lỵ, trực khuẩn ho gà, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, não cầu khuẩn, trực khuẩn lao... cùng các loại nấm ngoài da, Spirochete, virus cúm (Trung Dược Học).
+ Tác Dụng Kháng Viêm: làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu (Trung Dược Học).
+ Tác Dụng Hưng Phấn Trung Khu Thần Kinh: cường độ bằng 1/6 của cà phê (Trung Dược Học).
+ Tác dụng chống lao: Nước  sắc Kim ngân hoa in Vitro có tác dụng chống Mycobacterium tuberculosis. Cho chuột uống nước  sắc Kim ngân hoa rồi cho chích  vi khuẩn lao cho thấy ít thay đổi ở phổi hơn lô đối chứng (Chinese Hebral Medicine).
+ Kháng Virus: Nước  sắc Kim ngân hoa  có thể làm giảm sức hoạt động của PR8 ở virus cúm nhưng không có tác dụng ở phôi gà con đã tiêm chủng (Chinese Hebral Medicine).
+ Tác dụng chuyển hóa Lipid: cho chuột béo phì dùng lượng lớn Cholesterol vỗ béo cho chuột đồng thời cho uống nước  sắc Kim ngân hoa, mức Cholesterol trong máu của chúng thấp hơn so với nhóm đối chứng (Chinese Hebral Medicine).
+ Trong nhãn khoa: theo dõi 36 bệnh nhân không chọn trước, nước  sắc Kim ngân hoa được dùng cho những trường hợp kết mạc viêm mạn, giác mạc loét (Chinese Hebral Medicine).
+ Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn: dùng dịch chiết  Kim ngân hoa chích vào huyệt hoặc  vào bắp có hiệu quả trong điều trị bệnh phổi viêm cấp nặng và lỵ. Cũng dùng trong 1 số trương hợp ruột dư viêm có mủ, quai bị lở ngứa (Chinese Hebral Medicine).
+ Làm hạ Cholesterol trong máu (Trung Dược Học).
+ Tăng bài tiết dịch vị và mật (Trung Dược Học).
+ Tăng tác dụng thu liễm do có chất Tanin (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
+ Có tác dụng lợi tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Độc Tính:

Chuột nhắt trắng, sau khi được cho uống nước sắc Kim ngân liên tục 7 ngày với liều gấp 150 lần liều điều trị cho người, vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận không thay đổi gì đặc biệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam).

Tính Vị:

+ Vị đắng, tính hàn (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Vị đắng, ngọt, khí bình, tính hơi hàn, không độc (Bản Thảo Dược Tính Đại Toàn).
+ Vị ngọt, tính hàn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Vị ngọt, tính hàn (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Quy Kinh:

+ Vào kinh túc  Dương minh Vị, túc Thái âm Tỳ (Đắc Phối Bản Thảo).
+  Vào kinh Phế (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Phế, Vị (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Phế, Vị, Tâm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+Vào kinh Phế, Vị, Tâm Tỳ (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Tác Dụng, Chủ Trị:

+ Thanh nhiệt, giải chư sang (Trấn Nam Bản Thảo).
+ Là thuốc chủ yếu để chỉ tiêu khát (Y Học Nhập Môn).
+ Tiêu thủng, tán độc, bổ hư, liệu phong, uống lâu ngày tăng tuổi thọ (Lôi Công Bào Cês Dược Tính Giải).
+ Khu phong, trừ thấp, tán nhiệt, liệu tý, tiểu thủng, chỉ lỵ (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Thanh nhiệt, giải độc. Trị ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt lỵ, rôm sẩy, mụn nhọt, ghẻ lở, hắc lào, giang mai độc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Thanh nhiệt, giải độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Thanh nhiệt, giải độc, giải trừ các khí ôn dịch, uế trọc tà. Trị ôn bệnh phát sốt, nhiệt lỵ, rôm sẩy, mụn nhọt, hắc lào, giang mai  (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Liều Dùng: 12 – 20g.

Kiêng Kỵ:

+ Tỳ Vị hư hàn, tiêu chảy không phải do nhiệt, mồ hôi ra nhiều: cẩn thận khi dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, mụn nhọt loại âm tính hoặc sau khi vỡ mủ mà khí lực yếu,mủ trong lỏng: không nên dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Đơn Thuốc Kinh Nghiệm:

+ Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước: Liên kiều 40g, Ngân hoa 40g, Khổ cát cánh 24g, Bạc hà 24g, Trúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi lần dùng 24g uống với nước sắc Vi căn tươi (Ngân Kiều Tán – Ôn Bệnh Điều Biện).
+ Trị mụn nhọt sắc đỏ biến  thành đen: Kim ngân hoa (cả cành, lá) 80g, Hoàng kỳ 160g, Cam thảo 40g. cắt nhỏ, dùng 1 cân rượu ngâm, chưng 2-3 giờ, bỏ bã, uống dần (Hồi Sang Kim Ngân Hoa Tán – Hoạt Pháp Cơ yếu).
+ Trị phát bối,  nhọt độc: Kim ngân hoa 160g, Cam thảo (sao) 40g. Tán bột. Mỗi lần dùng 16g, sắc với 1 chén rượu, 1 chén nước, còn 1 chén, bỏ bã, uống nóng (Vệ Sinh Gia Bảo).
+ Trị phát bối, ung nhọt mới phát: Kim ngân hoa nửa cân, nước 10 chén. Sắc còn 2 chén. Thêm Đương quy 80g, sắc còn 1 chén, uống (Động Thiên Áo Chỉ).
+ Trị sữa không xuống, kết lại gây nên vú sưng đau, đau chịu không nổi: Kim ngân hoa, Đương quy, Hoàng kỳ (nướng mật), Cam thảo đều 10g. Sắc, thêm ½ chén rượu, uống (Kim Ngân Hoa Tán – Tế Âm Cương Mục).
+ Trị vú có khối kết, sưng to, đỏ, chảy nước: Kim ngân hoa, Hoàng kỳ (sống) đều 20g, Đương quy 32g, Cam thảo 4g, Lá Ngô đồng 50 lá. Nước ½ chén, rượu ½ chén, sắc uống (Ngân Hoa Thang – Trúc Lâm Nữ Khoa).
+ Trị mụn nhọt, lở ngứa: Hoa kim ngân 20g, Cam thảo 12g, sắc uống. Bên ngoài dùng Hoa kim ngân tươi trộn với rượu đắp chung quanh chỗ đau (Kim Ngân Hoa Tửu - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ruột dư viêm cấp hoặc phúc mạc viêm: Kim ngân hoa 120g, Mạch môn 40g, Địa du 40g, Hoàng cầm 16g, Cam thảo 12g, Huyền sâm 80g, Ý dĩ nhân 20g, Đương qui 80g, sắc uống (Thanh Trường Ẩm - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị họng đau, quai bị: Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 12g, Trúc diệp 12g, Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 8g, Kinh giới tuệ 8g, Bạc hà 4g, Cam thảo 4g, Đậu xị 18g, sắc uống (Ngân Kiều Tán  - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Dự phòng não viêm: Kim ngân hoa 20g, Bồ công anh 20g, Hạ khô thảo 20g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
+ Trị ung nhọt, dị ứng, mẩn ngứa: Hoa kim ngân 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).
+ Trị mụn nhọt, lở ngứa: Kim ngân hoa 6g, Cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 23 lần uống trong ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Trị dị ứng, mụn nhọt, lở ngứa: Kim ngân 6g (hoa) hoặc 12g (lá và cành), nước 100ml, sắc còn 10ml, thêm 4g đường. Cho vào ống hàn kín, hấp tiệt trung để bảo quản. Nếu dùng ngay thì không cần đóng ống, chỉ cần đun sôi, giữ sôi trong 15 phút đến 1/2 giờ là uống được . Người  lớn uống 24 liều trên, trẻ nhỏ 12 liều (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Trị cảm cúm : Hoa kim ngân 6g, Cam thảo 3g, nước 200ml. Sắc còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
+ Trị cảm cúm: Kim ngân 4g, Tía tô 3g, Kinh giới 3g, Cam thảo đất 3g, Cúc tần hoặc Sài hồ nam 3g, Mạn kinh 2g, Gừng 3 lát. Sắc uống (Tài Nguyên  Cây Thuốc Việt Nam).
+ Trị sởi: Hoa kim ngân 30g, Cỏ ban 30g. Dùng tươi, gĩa nhỏ, thêm nước, gạn uống. Có thể phơi khô, sắc uống (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam)

Tham Khảo:

+ Được Đương quy có tác dụng trị nhiệt độc huyết lỵ (Đắc Chân Bản Thảo).
+ Được Hoàng kỳ, Đương quy, Cam thảo, có tác dụng thác ung thủng. Được Phấn thảo có tác dụng giải nhiệt độc hạ lợi (Đắc Phối Bản Thảo).
+ Ông Lý Thời Trân cho rằng Kim ngân người xưa cho là vị thuốc cốt yếu trong việc trị phong, trừ được chứng trướng mãn, trị được lỵ tật mà sau này người ta không ai để ý đến, mãi về sau lại có người bảo là vị thuốc cốt yếu trong các vị thuốc trị những chứng ung nhọt mà người xưa chưa từng nói đến.... Xét trong sách ‘Ngoại Khoa Tinh Yếu’ ông Trần Tử Minh có nói: Rượu Kim ngân trị bệnh ung thư mới phát rất thần hiệu vô biên (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Kim ngân đâu đâu cũng có, ở nhà quê người ta trồng rất nhiều, dây nó leo cuốn vào cây cho nên gọi là Tả triền đằng. Cây và lá của nó qua mùa đông không rụng vì vậy gọi là Nhẫn đông đằng (Kim Chỉ Nam Dược Tính).
+ Hiệu lực giải biểu của Kim ngân hoa kém hơn Cát căn nhưng lại thanh nhiệt hay hơn Cát căn  Ngân hoa sao cháy có thể dùng để trị nhiệt độc huyết lỵ vào phần huyết, thanh huyết nhiệt. Nước cất từ Kim ngân hoa có thể trợ vị, tán thử, thanh nhiệt giải độc. Kim ngân hoa là vị thuốc chủ yếu trị chứng dương đỏ sưng thuộc ngoại khoa, không nên sử dụng đối với chứng âm. Dây Kim ngân hoa còn gọi là Nhẫn đông đằng, có thể thanh phong nhiệt trong kinh lạc và làm yên được đau nhức trong kinh “ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Dây Kim ngân còn gọi là Nhẫn đông đằng công dụng giống như hoa nhưng kém hơn, có tác dụng thanh nhiệt ở kinh lạc, giảm đau. Kim ngân hoa sao đen gọi là Kim ngân hoa thán có tác dụng lương huyết, trị lỵ xích lỵ, tiêu ra máu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Phân biệt:

Ngoài Kim ngân nói trên, người ta còn dùng một số loại Kim ngân sau:
1- Kim Ngân Dại (Lonicera dasystyla Rehd). Lá hình trứng nhọn dài 28cm, rộng 14cm. Mép lá trên nguyên, lá gốc chia thùy. Phiến lá mỏng, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông mịn. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 1,8 - 2,2cm. Bầu nhẵn.
2- Kim Ngân Lông (Lonicera cambodiaha Pierre): Lá hình thuôn hơi dài, dài khoảng 5 - 12cm, rộng 36cm. Mép lá nguyên cuộn xuống dưới mặt lá. Phiến lá khá dày, mặt trên nhẵn, trừ cuối gân giữa, mặt dưới lông xù xì, nhất là ở gân lá. Hoa ống tràng, thẳng hoặc hơi cong, dài 56cm. Bầu có nhiều lông.
3- Lonicera confusa D C. Lá hình thuôn dài, dài 46cm, rộng 1,5 - 3cm. Mép lá nguyên. Phiến lá hơi dầy, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông ngắn mịn, hoa ống tràng thẳng hoặc hơi cong, dài 3cm. Bầu có lông (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).


Kim ngân (tên khoa học: Caulis cum folium Lonicerae ) có tác dụng: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt huyết độc lỵ, ho do phế nhiệt, đan độc (viêm quầng), cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt.
Kim Ngân
Cây Kim Ngân
Tên gọi khác: Nhẫn đông.
Bộ phận dùng: Hoa sắp nở (Kim ngân hoa – Flos Lonicerae), cành nhỏ và lá (Kim ngân cuộng – Caulis cum folium Lonicerae).
Phân bố: Cây mọc hoang ở các miền rừng núi như Cao bằng, Hoà bình, Thanh hoá, Lào cai…
Thu hái: Hái hoa khi sắp nở vào mùa hạ, sấy khô hoặc xông sinh rồi phơi khô.
Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt.
Công dụng: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt huyết độc lỵ, ho do phế nhiệt, đan độc (viêm quầng), cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt.
Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 12 – 16g. Dạng thuốc sắc, hãm, cao, viên. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc:
  1. Trị chứng mẩn ngứa, dị ứng: 20 gr hoa Kim ngân, Thổ phục linh, Quyết minh tử (sao) mỗi vị 6 gr, Sinh địa, Mạch môn, Hoàng đằng mỗi vị 8 gr, Huyền sâm, Liên kiều mỗi vị 10 gr. Cho 800 ml nước, sắc còn 200 ml. Ngày dùng một thang, chia uống làm ba lần.
  2. Chữa mụn nhọt: Tiên phương hoạt mệnh ẩm gồm Kim ngân hoa 16g, Trần bì 8g, Đương quy 12g, Phòng phong 8g, Bạch chỉ 8g, Cam thảo 4g, Bối mẫu 6g, Nhũ hương 4g, Một dược 4g, Thiên hoa phấn 8g, Tạo giác thích 4g, Xuyên sơn miếng. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.
  3. Chữa bệnh vảy nến: Ngân kiều tán (chuyển thành thang) gia giảm gồm Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 16g, Ngưu bàng tử 8g, Kinh giới 12g, Trúc diệp 8g, Bạc hà 6g, Chi tử 6g, quả Ké 8g, Bồ công anh 12g, Hạ khô thảo 8g, Thổ phục linh 12g. Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.
  4. Chữa bệnh tổ đỉa: Bạch ứng hoàn (chuyển thành thang) gia giảm gồm: Kim ngân hoa 16g, Quy vĩ 16g, Liên kiều 12g, Hoè hoa 8g, Thương truật 12g, quả Ké 12g, Hoàng bá 8g, Đại hoàng 6g, Hạ khô thảo 12g, Thổ phục linh 12g, Sài đất 8g, Bồ kết (đốt tồn tính, bỏ hạt). Ngày uống 3 lần cách xa bữa ăn 30 phút, uống 2 ngày 1 thang.
  5. Trị cảm sốt: 40 gr hoa kim ngân, trúc diệp, kinh giới tuệ mỗi vị 16 gr, đạm đậu xị 20 gr, bạc hà, ngưu bàng tử, cát cánh mỗi vị 24 gr, liên kiều 40 gr. Tất cả mang sấy khô, tán bột, hoàn viên. Ngày uống 1- 2 lần, mỗi lần 12 gr.
  6. Trị viêm tuyến vú: 20 gr Kim ngân hoa, 16 gr Cam thảo đất, 20 gr Bồ công nha, 20 gr Thông thảo, 50 gr Sài đất, sắc uống ngày một thang.
  7. Chữa cảm cúm: Kim ngân 4g, Tía tô 3g, Kinh giới 3g, Mạn kinh 2g, Gừng 3 lát. Tất cả dùng lá phơi khô, sắc uống.
  8. Chữa sởi: Hoa kim ngân 30g, cỏ Ban 30g. Dùng tươi, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống. Có thể phơi khô, sắc uống.
  9. Chữa viêm phổi: Kim ngân hoa, Sinh địa, Huyền sâm, mỗi vị 20g; Địa cốt bì, Sa sâm, Mạch môn, mỗi vị 16g; Hoàng liên 12g, Xương bồ 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Kim ngân, Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn, mỗi vị 20g; Liên kiều, Uất kim, Đan bì, mỗi vị 12g, Hoàng liên, Thạch xương bồ, mỗi vị 6g. Sắc uống, ngày, một thang.
  10. Chữa áp xe phổi giai đoạn viêm nhiễm, sung huyết khởi phát: Kim ngân, sài đất, bồ công anh, mỗi vị 20g; tang bạch bì, ý dĩ, mỗ vị 16g; kinh giới, hạnh nhân, mỗi vị 12g. Sắc uống, ngày một thang.
  11. Chữa áp xe phổi giai đoạn toàn phát: Kim ngân 20g; Hoàng đằng, Ý dĩ, mỗi vị 16g; Liên kiều, Hoàng liên, Đào nhân, mỗi vị 12g; đình lịch tử 8g. Sắc uống ngày một thang.
  12. Chữa viêm gan virus (Ngũ linh thang gia giảm): Kim ngân 16g; Nhân trần 20g; Xa tiền 16g; Phục linh, ý dĩ, mỗi vị 12g; Trư linh, Trạch tả, đại phúc bì, mỗi vị 8g. Sắc uống, ngày một thang.
  13. Chữa viêm gan mạn tính (Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm): Kim ngân 16g; nhân trần 20g; hoàng cầm, hoạt thạch, đại phúc bì, mộc thông, mỗi vị 12g; phục linh, trư  linh, đậu khấu, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
  14. Chữa viêm cầu thận cấp tính: Kim ngân, Bồ công anh, mỗi vị 20g; Mã đề 12g; vỏ Quýt, vỏ rễ Dâu, vỏ cau khô, Ngũ gia bì, Quế chi, mỗi vị 8g, vỏ Gừng 6g. Sắc uống ngày một thang.
  15. Chữa viêm khớp dạng thấp (Bạch hổ quế chi thang gia vị): Kim ngân 20g; Thạch cao 40g; Tang chi, Ngạnh mễ, Hoàng bá, Phòng kỷ, mỗi vị 12g; Thương truật 8g; Quế chi 6g. Sắc uống ngày một thang.
  16. Chữa sốt xuất huyết: Kim ngân hoa, rễ cỏ gianh, mỗi vị 20g; cỏ Nhọ nồi, hoa Hoè, mỗi vi 16g; Liên kiều, Hoàng cầm, mỗi vị 12g; chi tử 8g. Sắc uống gày một thang. Nếu khát nước, thêm Huyền sâm, Sinh địa (mỗi vị 12g); sốt cao, thêm Tri mẫu 8g.
  17. Chữa đinh râu (Ngũ vị tiêu độc ẩm gia giảm): Kim ngân hoa, bồ công anh, tử hoa địa đinh, mỗi vị 40g; Cúc hoa, Liên kiều, mỗi vị 20g. Nếu sốt cao, tại chỗ sưng đau nhiều thêm thạch cao 40g; Hoàng cầm, Chi tử sống, Đan bì, mỗi vị 12g; Hoàng liên 8g. Sắc uống ngày một thang.
  18. Viêm bạch mạch cấp (Giải độc đại thanh thang gia giảm): Kim ngân, Đại thanh diệp, Sinh địa, mỗi vị 40g; Huyền sâm, chi tử sống, mỗi vị 12g; mọc thông 4g. Nếu sốt cao thêm Thạch cao 40g, Hoàng liên 4g. Sắc uống ngày một thang.
  19. Chữa nhiễm khuẩn huyết (Thanh doanh thang gia giảm): Kim ngân hoa, sinh địa, mỗi vị 40g, huyền sâm, liên kiều, mỗi vị 20g; địa cốt bì, đan bì, tri mẫu, mạch môn, mỗi vị 12g; hoàng liên 6g. Sắc uống ngày một thang.
  20. Chữa viêm phổi trẻ em: Kim ngân hoa 16g; Thạch cao 20g; Tang bạch bì 8g; Tri mẫu, Hoàng liên, Liên kiều, Hoàng cầm, mỗi vị 6g; Cam thảo 4g. Sắc uống.
  21.  Chữa co giật trẻ em (Hương nhu ẩm gia giảm): Kim ngân hoa 16g, hương nhu, biển đậu, mỗi vị 12g; hậu phác, liên kiều, mỗi vị 8g. Sắc uống.
  22. Chữa viêm phẩn phụ cấp tính: Kim ngân, Liên kiều, Tỳ giải, Ý dĩ, mỗi vị 16g; Hoàng bá, Hoàng liên, Mã đề, Nga truật, mỗi vị 12g; Uất kim, Tam lăng, mỗi vị 8g, Đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.
  23. Chữa viêm màng tiếp hợp cấp: Kim ngân 16g; Liên kiều,Hoàng cầm, Ngưu bàng tử, mỗi vị 12g; Chi tử 8g; Bạc hà, Cát cánh, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
  24. Trị chứng béo phì kèm cao huyết áp, rối loạn lipid máu thuộc thể vị nhiệt (triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nặng đầu, mỏi tay chân, khát nước): Lấy hoa Kim ngân, hoa Cúc, Sơn tra mỗi vị 10 gr, hãm khoảng 20 phút với nước sôi uống thay trà trong ngày.
Kiêng kỵ: Tỳ vị hư hàn không thực nhiệt, hoặc mồ hôi ra nhiều không nên dùng.


Đơn thuốc:
1. Thuốc tiêu độc: Kim ngân, Sài đất, Thổ phục linh, mỗi vị 20g và Cam thảo đất 12g, sắc uống.
2. Chữa mẩn ngứa, mẩn tịt, mụn nhọt đầu đinh: Kim ngân hoa 10g, Ké đầu ngựa 4g, nước 200ml, sắc còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày.
3. Chữa cảm sốt mới phát, sốt phát ban hay nổi mẩn, lên sởi: Dây Kim ngân 30g, Lá dâu tằm (bánh tẻ) 20g, sắc uống.
4. Chữa nọc sởi: Kim ngân hoa và rau Diếp cá, đều 10g, sao qua, sắc uống. Hoặc Kim ngân hoa 30g, Cỏ ban 30 g, dùng tươi giã nhỏ, thêm nước gạn uống, nếu dùng dược liệu khô thì sắc uống.