XẠ ĐEN VÀ CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG

Xạ%20đen%20hỗ%20trợ%20trị%20ung%20thư Tôi có người thân bị ung thư phế quản,đã dùng thuốc đông y tại phòng khám Đông y số 6 (số 35, tổ 7, đường Nguyễn Thái Học, phường Đồng Tiến, thị xã Hoà Bình) của bà Đinh Thị Phiển - con gái cố lương y Bùi Thị Bẻn (còn gọi là Mế Hậu)
,sau khi uống khoảng 3 thang thuốc thì bệnh nhân (người thân của tôi) ăn uống khá hơn rất nhiều,ăn tới 4 bát cơm 1 bữa (độ tuổi 60,sau 6 đợt điều trị hóa chất và xạ trị 2 tháng liên tục,chỉ còn 45kg,lúc xuất viện một bữa ăn được 1 bát nhỏ thôi,giờ ăn khỏe hơn tui),nhưng thuốc ở đó khá đắt,và đường xá xa xôi,thành phần chủ yếu của thang thuốc là xạ đen (không phải lá,mà cành khô là chủ yếu) nên tôi chủ động cho bệnh nhân dùng xạ đen theo hướng dẫn của GS Lê Thế Trung (học viện quân y,người trực tiếp nghiên cứu cây xạ đen theo đề tài cấp bộ).Ở quê tôi (NINH BÌNH) đã bắt đầu trồng cây này (nhà tui cũng trồng một ít xạ đen và một ít trinh nữ hoàng cung),giá xạ đen cũng không đắt lắm,dao động khoảng 180-200 ngan/kg khô (lá và thân).tất nhiên,cây xạ đen lại rất giống cây thủy bồ,nên có thể ai không biết sẽ nhầm lẫn và bị lừa.  Mục đích viết bài này của tôi là để chia sẻ cho mọi người biết về 2 loại cây thuốc nam quý này,chia sẻ cho các bạn biết về một địa chỉ để có thể khám và lấy thuốc tại Hòa Bình (nơi bố tôi đã lấy thuốc),và chia sẻ cho các bạn cách dùng cây thuốc nữa. tôi hi vọng rằng trong các bạn,nếu ai có người quen bị bệnh,thì đây cũng là một con đường nhỏ mở ra để đi tiếp,ít nhất là con đường tinh thần cho bệnh nhân (họ rất bi quan) I. CÂY XẠ ĐEN



Xạ đen là một loại cây thuốc nam mọc tự nhiên trong các khu rừng của nước ta. Cũng như nhiều loại cây khác cây xạ đen còn được gọi là cây Bách giải, cây Đồng Triều, Bạch Vạn Hoa, cây dây gối, quả nâu, dân tộc Mường gọi là cây ung thư…, tên khoa học là Celastrus hindsu Benth.
Là loại cây được phân bố nhiều ở các nước như Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan…, là loại cây thường mọc ở độ cao từ 1.000 – 1.500 m. Ở nước ta xạ đen thấy chủ yếu tại các vùng đồi gò của các tỉnh Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hoà Bình, Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Ba Vì, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai... Đây là loại cây không chỉ có tác dụng về mặt y học, cây xạ đen còn có giá trị về mặt kinh tế…
Xạ đen là loại có thân cây dạng dây leo thân gỗ dài 3 – 10m, mọc thành bụi. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh. Trong nhân dân thường lấy dùng chữa các trường hợp gầy mòn, rối loạn tiêu hoá và khối u, giúp ăn ngon, mát huyết, trị mất ngủ, vàng da…  
Đông y cho rằng cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có công dụng trong hỗ trợ điều trị và phòng chống ung thư, ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, tiêu hạch, tiêu độc, điều trị lở ngứa, mụn nhọt, thanh nhiệt, mát gan, điều hoà hoạt huyết, giảm đau, an thần, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.  
Các nghiên cứu khoa học được thực hiện từ năm 1987, khi đoàn bác sĩ Học viện Quân y do GS.TSKH Lê Thế Trung - Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu đã phát hiện vào chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian, cây xạ đen mới bắt đầu thu hút sự chú ý của giới khoa học và được đưa về cơ sở này để nghiên cứu. Sau 12 năm nghiên cứu, hiện Học viện Quân y đã chiết xuất được từ loài cây này một loại tinh thể có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư (theo đề tài cấp Bộ về xạ đen do GS. Lê Thế Trung làm chủ nhiệm), các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, GS. Trung còn cho biết hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin (lấy từ một loại thảo dược ở đồng bằng) còn phát huy tác dụng, kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất đã qua nghiên cứu thực nghiệm như Trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan. Đến cuối năm 1999, đề tài của các bác sĩ Học viện Quân y được nghiệm thu, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Cuối năm 2002, người bệnh mới biết đến loài cây này qua câu chuyện của GS. Trung trên câu chuyện Người đường thời ở VTV3.
Sau đây là những gợi ý ứng dụng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư hay nhằm nâng cao sức đề kháng cơ thể, thanh nhiệt, tiêu độc, mát gan… ngay cả để phòng chữa bệnh người ta thường lấy khoảng 100g rửa sạch cho vào ấm đun sôi khoảng 10 đến 15 phút chắt lấy nước uống hàng ngày. Cụ thể là lấy lá xạ đen thì khoảng 20 đến 30g (nếu lá lẫn cành thì lấy khoảng 50g) rửa sạch cho vào ấm đun sôi lấy nước uống hàng ngày, thường đun khoảng hai lần thấy nước nhạt thì thôi, thay khác.


II. CÂY TRINH NỮ HOÀNG CUNG (Công trình nghiên cứu về cây thuốc Trinh nữ hoàng cung của TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm đã được cấp bằng sở hữu trí tuệ và đưa bà đến giải thưởng Kovalevskaia năm 2007. )


Gap%20lai%20nguoi%20kham%20pha%20bi%20mat%20trinh%20nu%20hoang%20cung

Giới thiệu về cây TNHC.
Mô tả cây : Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.
Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồng riêng dễ dàng.
Thành phần hoá học : Năm 1984, Ghosal đã phân lập và xác định từ cán hoa trinh nữ hoàng cung một glucoancaloit có tên latisolin. Thuỷ phân bằng enzym thu được aglycon có tên latisodin. Ghosal và Shibnathcòn phân lập được từ thân hình lúc cây đang ra hoa pratorimin và pratosin là hai ancaloit pirolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorinmin, ambelin và lycorin.ghosal còn tách được từ trinh nữ hoàng cung một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin. Từ dịch ép của cánh hoa ông còn tìm được 2 ancaloit mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin
Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy một số ít ancaloit khác từ trinh nữ hoàng cung
Công dụng và liều dùng : Từ những năm 1989-1990, nhân dân ta đồn nhau tìm sử dụng lá cây trinh nữ hoàng cung để chữa những trường hợp u xơ, ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến với cách sử dụng như sau: ngày uống nước sắc của ba lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ ngắn 1-2cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày Tổng cộng 3 đợt uống là 63 lá. Nhiều người chỉ uống nước sắc trinh nữ hoàng cung như trên cũng thu được kết quả tốt.