Rau Bìm Bịp


Bìm Bịp là loại cây mọc trong rừng , với sức sống tự nhiên mạnh mẽ. Đã từ lâu con người sử dụng chúng cho các bài thuốc trị chứng gãy xương kín...với mùi thơm nhẹ khi dùng nấu canh với thịt, hoặc tôm. Bên cạnh đó loại rau này dùng ăn Lẩu là tuyệt vời, chỉ cần chờ nước lẩu sôi lên thì đem nhúng sơ thôi đã dùng được , bỏ vào miệng vẫn còn độ giòn tan của rau rừng....Ngoài ra nó có tác dụng trong hỗ trợ điều trị "bệnh nhà giàu" đó là chứng bệnh Gút ....Loại cây này vẫn chưa được phổ biến ra thị trường. Nó là câu chuyện khá thú vị từ những chuyến đi rừng mà tôi là kẻ tham gia và được chia sẻ bởi đồng bào dân tộc cùng các anh kiểm lâm. ..Được thưởng thức cái hương vị đúng chất của tự nhiên...
     
Cây còn có tên gọi: cây xương khỉ, cây mảnh cọng. Tên khoa học: Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau. Thuộc họ Ô rô Acanthaceae. Cây có nguồn gốc châu Á nhiệt đới, mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở Việt Nam làm thuốc hoặc lấy lá hấp bánh, đồ xôi để có mùi thơm riêng biệt.
Theo dân gian rau có tên bìm bịp là vì: Khi bìm bịp con mới nở nếu bị gãy chân, thì thấy chim mẹ cắn lá cây này về đắp chim con cho lành xương nên có tên gọi như trên.
Theo y học cổ truyền, rau bìm bịp có tác dụng: Chữa trị bệnh gút, giảm đau, hạ sốt, chống viêm, điều kinh. Người dân thường dùng lá thân tươi giã nhuyễn chữa sưng đau, cầm máu, bong gân, gẫy xương kín,…
Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng có trong rau tại Trung tâm III thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho thấy :
+ Hàm lượng đạm tính theo khối lượng (%)       :     3,2
+ Hàm lượng chất béo tính theo khối lượng (%)  :    1,1
+ Hàm lượng chất sơ tính theo khối lượng (%)  :     1,4
+ Hàm lượng canxi(mg/100g)                             :   147
Như vậy có thể thấy thành phần dinh dưỡng trong rau bìm bịp khá là cao.



Cách dùng  : Rau bìm bịp thường dùng ăn kèm với lẩu cá, lẩu thịt hoặc nấu canh với thịt bằm, canh tôm, canh cua rất ngon và giàu dinh dưỡng.
Lá bìm bịp tươi rửa sạch giả nát thêm ít nước, lược lấy nước ngậm từ từ rồi nuốt. Liều dùng 20-60 g/ngày. 

Viêm gan mãn Vàng da, nóng hâm hấp lòng bàn tay, sốt về chiều, tiểu vàng, bức rức, khó ngủ, đại tiện táo hoặc nát, sắc mặt sạm. 
Toàn cây bìm bịp: 30g khô, râu bắp 20g, lá cây vọng cách 12g, lá quao 12g, sâm đại hành 16g, trần bì 10g, sắc với 1.000 ml nước giữ sôi nhỏ lửa 30 phút, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Các khớp sưng đau mãn tính 
Toàn cây bìm bịp 30g, rễ và thân cây gối hạc 20g, toàn cây trâu cổ 20g, chùm gởi cây dâu tằm 20g.
Nấu với 1.200ml nước, còn 300ml chia 3 lần uống sau bữa ăn. Uống liên tục 5-15 ngày. 
Thoái hóa cột sống, gai cột sống, đau nhức lưng
Lá cây bìm bịp tươi 80g, lá cây thuốc cứu tươi 50g, củ sâm đại hành tươi 50g, giã nhuyễn cả 3 thứ, xào nóng với dấm, để âm ấm đắp vào lưng chỗ đau, băng chặt lại mỗi tối trước khi ngủ, sáng mở ra, liên tục 5-10 ngày. Đồng thời dùng bài thuốc uống sau đây: 
Toàn cây bìm bịp 12g, dây trâu cổ 12g, dây tơ hồng xanh 10g, đậu đen (sao thơm) 12g, ba kích nhục 12g, cẩu tích 12g, đỗ trọng 12g, đương quy 12g, thục địa (chế) 16g, tang ký sinh 16g. Sắc với 1.200ml còn 300ml chia 2-3 lần uống trong ngày sau bữa ăn. Khi uống thuốc cử ăn măng. Dùng toa này 5-15 ngày.
Đọc tới đây có thể bạn vẫn chưa hiểu cây bìm bịp hay xương khỉ mặt mũi nó ra sao. Xin thưa nó còn tên quen thuộc nữa là CÂY MẢNH CỌNG và đây là hình ảnh của cây.
Nguồn internet
Bacsi.com