Đãi vàng” từ trầm hương nhân tạo

Đãi vàng” từ trầm hương nhân tạo

Dai vang tu tram huong nhan tao 
Anh Diễn, một tỉ phú Việt kiều Lào đã được Chính phủ Lào chọn làm gương doanh nhân điển hình những năm vừa qua. Bí quyết làm giàu của anh là biết nắm bắt và khai thác lợi điểm cũng như nhu cầu từ cây trầm hương nhân tạo, một giống cây “đẻ ra vàng” rất nhiều tiềm năng tại Việt Nam (VN).
Khi cây trầm hương tự nhiên trở thành giống quý cần gìn giữ trong sách đỏ VN thì việc xuất hiện trầm hương nhân tạo đang được nhìn nhận là hướng đi tích cực để bảo tồn, tái tạo tài nguyên rừng, mang về nhiều lợi nhuận cho nhà kinh doanh.
Trầm kỳ “đẻ” vàng
Những con số tính toán lợi nhuận dưới đây có thể gây “sốc” cho các DN có ý định kinh doanh trồng dó bầu lấy trầm, một kiểu làm ăn khá mới mẻ nhưng đầy tiềm năng hiện nay.
Theo đánh giá của một số DN đang hoạt động, tổng chi phí cho 1 ha trồng 1.000 cây trầm hương (được trồng xen với cây hoa màu) trong 5 năm khoảng 448 triệu đồng, song doanh thu là rất lớn.
Dai vang tu tram huong nhan tao
Sau 5 năm, DN đã có thể thu hoạch đại trà, mang về doanh thu 4 tỉ đồng. Bên cạnh đó, những cây không cho trầm vẫn tận dụng các sản phẩm phụ như giác, vỏ cây, gốc rễ… để làm nhang. Nếu để càng lâu, từ 10-20 năm trở lên, giá một cây trầm hương có thể đạt tối thiểu 5-20 triệu đồng/cây. Trong khi đó, trên thị trường, trầm hương được chia làm 6 loại với các mức giá khá cao (xem bảng 1).
Bảng 1: Giá trị trầm kỳ trên thị trường thế giới
Loại
Giá (USD/kg)
Tinh dầu trầm hương50.000 (USD/lít)
Kỳ nam30.000-35.000
Trầm hương loại 13.000-4.000
Trầm hương loại 22.000-3.000
Trầm hương loại 31.200-2.000
Trầm hương loại 4800-1.200
Trầm hương loại 5400-800
Trầm hương loại 6200-400
Nhưng dù giá cao thế nào đi nữa, các chuyên gia về tinh dầu VN vẫn khẳng định, nhu cầu đặt mua tinh dầu trầm hương và kỳ nam (sản phẩm quý nhất của cây dó bầu có được do trồng nhiều năm) từ đối tác nước ngoài, đặc biệt là Đài Loan, Singapore, Nhật Bản… và nhiều quốc gia Châu Âu đến VN hiện nay vẫn rất lớn, chất lượng dầu trầm hương VN vượt cả tiêu chuẩn quốc tế.
Trầm kỳ (trầm hương và kỳ nam) có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho thị trường y học - dược liệu truyền thống, đặc biệt ở các quốc gia châu Á và trong công nghiệp hương liệu và mỹ phẩm, mỹ nghệ. Trầm hương còn được giới doanh nhân giàu có ở các quốc gia Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… ưa chuộng để trưng bày trong phòng khách (xem bảng 2).
Bảng 2: So sánh chất, công dụng của trầm hương và kỳ nam
Trầm hương
Kỳ nam
Tính chất
-Chất nặng, vị đắng, màu mun hoặc đỏ, dễ cháy
-Cho ít dầu, khói trầm màu trắng, và mau tan
-Chất nhẹ, có đủ vị chua cay, ngọt, đắng, có 4 màu chính: trắng ngà, xanh, vàng, xám, đen chàm
-Cho nhiều dầu, khói xanh và thơm
Phân loại
Có 4 thứ chính:
-Trầm mắt kiến, trầm rễ, trầm mắt tử, trầm tóc
Có 4 thứ chính:
-Bạch kỳ (quý nhất), thanh kỳ, huỳnh kỳ, hắc kỳ
Công dụng
-Trong y học, dược liệu:
+Chữa bệnh thần kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ
+Xông trầm để giải tỏa stress, làm an thần, tăng sức khỏe
+Làm thuốc giải nhiệt, sốt rét, đau bụng
+Tác dụng chữa một số bệnh về tim mạch (đau ngực, suy tim), hen suyễn…
-Trong công nghiệp hương liệu, mỹ phẩm:
+Tinh dầu trầm hương được dùng để gìn giữ tinh dầu nước hoa, làm nước hoa thơm lâu hơn 24 giờ hoặc làm chất định hương…
-Các ứng dụng khác:
+Thân dó bầu để chế tác đồ trang sức, mỹ nghệ… Các sản phẩm mỹ nghệ từ trầm hương rất được thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… trưng bày trong phòng khách…
Chính những công dụng độc đáo đó mà theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh, Tổng Thư ký Hiệp hội Trầm hương VN đã khẳng định, đến năm 2010, nhu cầu trầm hương thiếu và thế giới đang cần đến VN. Đây phải chăng là cơ hội vàng cho nhà đầu tư và cũng là biện pháp góp phần cải thiện cây trầm vốn đang bị cạn kiệt?
Dai vang tu tram huong nhan tao
Phương án đầu tư “dài hơi”
Theo chân một DN có 1.000 ha đất ở Quảng Nam (vốn là xứ sở của trầm hương) đang lên kế hoạch trồng trầm xen kẽ với hoa màu, chúng tôi chợt nhận ra, “nuôi” trầm làm giàu đòi hỏi khá nhiều chi phí và công sức .
DN kinh doanh trầm hương nhân tạo hiện nay không nhiều và chủ yếu tập trung vào 2 hoạt động chính: tổ chức trang trại trồng cây dó bầu và kinh doanh sản phẩm từ trầm.
Theo kinh nghiệm các DN, đất trồng dó bầu không quá kén (ngoại trừ đá vôi, đất cát, nơi bị ngập úng), thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ bình quân 20-250C, độ ẩm 80% và lượng mưa đạt 1.500 mm/năm. Thời điểm trồng thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa. Trước khi trồng phải chọn giống cây con từ 6 tháng tuổi trở lên hoặc cao trên 4-5 tấc; bón lót phân theo tỷ lệ thích hợp; bón thúc phân NPK trong 2 năm đầu, mỗi năm 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, mỗi lần 200 gam/cây; hố bón phân phải được hoàn thành trước khi trồng từ 1 tháng.
Dai vang tu tram huong nhan tao
Một số DN cũng như các chủ trang trại đã giải bài toán chi phí tối đa rất cụ thể theo từng giai đoạn trồng cây lấy trầm (bảng 3). Nếu thực hiện theo đúng các giai đoạn này, doanh thu có thể đạt 4 tỉ đồng, chưa kể đến lợi nhuận từ việc thu hái cành, ngọn, trái cây làm giống. Và như đã đề cập, nếu để càng lâu, cây trầm hương sẽ càng giá trị. Như vậy, sau 5-10 năm, với 1.000 ha trồng trầm, rõ ràng DN có thể thu về bình quân 4.000 tỉ đồng. Một con số vô cùng hấp dẫn đối với bất kỳ DN nào có ý định đầu tư vào loại cây này!
Bảng 3: Chi phí tối đa cho 5 năm trồng dĩ bầu lấy trầm hương (tính trên 1 ha)
Giai đoạn
Công đoạn
Chi phí (đvt: đồng)
Doanh thu
Năm thứ 1Công phát dọn mặt bằng1 triệuTiền thu hoạch hoa màu phụ do trồng xen
Công giăng dây, đào hố1 triệu
1.000 cây giống với giá từ 5.000-25.000 đồng/cây (ở đây chọn mức giá tối đa là 25.000 đồng/cây)25 triệu
Công dọn cỏ và chăm sóc2 triệu
Phân bón lót và bón thúc2 triệu
Công trông coi bảo vệ1 triệu
Năm thứ 2Công dọn cỏ và chăm sóc7 triệuTiền thu hoạch hoa màu phụ do trồng xen
Công trông coi bảo vệ
Năm thứ 3Công dọn cỏ và chăm sóc9 triệuTiền thu hoạch hoa màu phụ do trồng xen
Công trông coi và bảo vệ
Năm thứ 4Chọn 200 cây đủ chuẩn (cao 10 m, đường kính 15 cm) trong số 1.000 cây để cấy hóa chất tạo trầm. Hiện nay, giá hóa chất từ 100.000-400.000 đồng/cây, ở đây chọn mức giá tối đa là 400.000 đồng80 triệuthu hoạch hoa màu phụ do trồng xen
Năm thứ 5Tiếp tục cấy hóa chất tạo trầm cho 800 cây còn lại với mức giá cấy hóa chất tối đa là 400.000 đồng/cây320 triệu1)Thu hái cành, trái, ngọn để làm nhang và dược phẩm.
2)Bán trầm từ 200 cây đã cấy (nếu không thu hoạch mà để lâu hơn, cây sẽ càng có giá trị)
Sau 5 năm (từ năm thứ 6 trở đi)Thu hoạch đồng loạt (giả định hao hụt chỉ còn 1.000 cây/ha) với giá 4 triệu đồng/câyTổng chi phí tối đa = 448 triệuTổng doanh thu tối thiểu = 4 tỉ
Tuy nhiên, nhiều DN cũng như các nhà khoa học khuyến cáo rằng, hoạt động trồng cây dó bầu lấy trầm luôn cần chú ý đến 2 yếu tố quan trọng là chọn giống và kỹ thuật cấy trầm cho cây.
Với việc chọn giống hiện nay, Viện Sinh học Nhiệt đới và tổ chức “Rừng mưa nhiệt đới” (Hà Lan) đã giới thiệu những cây giống mới năng suất cao. Thời gian sắp tới, Viện Sinh học sẽ hoàn tất đề tài nghiên cứu tạo giống cho xác suất trầm cao. Đây chắc chắn là một tín hiệu lạc quan cho những DN đang hy vọng “làm giàu” từ trầm!
Ngoài ra, kỹ thuật cấy trầm cho đến nay cũng đang là một điều bí ẩn. Hiện nay, mỗi DN, mỗi chủ trang trại đều nghiên cứu bí quyết tạo trầm riêng từ việc gây “vết thương” hay bơm hóa chất cho cây. Tuy nhiên, từ năm 2006, thêm hai tin vui cho những ai đang và sẽ kinh doanh trầm hương là: Viện Sinh học Nhiệt đới tiếp tục tìm hiểu, hoàn thiện cơ chế tạo trầm và dự án “Tạo nguồn trầm ở Việt Nam” của tổ chức “Rừng mưa Nhiệt đới” đang tiếp tục thực hiện quá trình thử nghiệm kỹ thuật tạo trầm (đã thành công ở Mỹ) tại Việt Nam.
Song, vấn đề mà các DN kinh doanh trầm hương hiện nay băn khoăn là đầu ra của sản phẩm và thương hiệu cho trầm hương Việt Nam.
Một thương hiệu trầm hương VN, tại sao không?
Cách đây vài năm, trong khi đa phần trầm hương trên thị trường là trầm nhân tạo thì các luật quy định cho đầu ra sản phẩm này lại rất hạn chế. Các DN khi bán trầm hương phải theo con đường tiểu ngạch để được miễn thuế. Lý do là trầm hương nhân tạo bị đánh đồng với trầm hương tự nhiên vốn là hàng quốc cấm. Điều này rõ ràng bất lợi cho cả người làm kinh doanh lẫn Nhà nước, làm cho trầm hương nhân tạo chưa tìm được thương hiệu cho mình.
Hiện nay, với một số quy định tích cực hơn như DN được phép trồng và khai thác trầm hương nhân tạo sau khi được kiểm tra hợp pháp từ Cục kiểm lâm địa phương, DN có thể hoàn toàn vững tin vào tương lai của trầm hương nhân tạo. Tiềm năng xuất khẩu lớn, mang về nguồn ngoại tệ cho quốc gia, trầm hương nhân tạo sẽ tiếp tục là nhân tố cải thiện môi trường, mở đường để làm giàu cho những người đang cất công bảo vệ “thứ gỗ của thần linh”. Và cũng như như Bưởi Năm Roi, cà phê Ban Mê…, trầm hương VN sẽ có thêm nhiều thương hiệu nổi bật trên thị trường trong nước và thế giới.
Trần Trọng Tú & Lâm Kim Dung (Theo Nhịp Cầu)