Cây sưa (Huỳnh đàn)

Sơ lược về cây sưa (Huỳnh đàn)

1. Phân loại thực vật:
- Giới (Regnum): Plantae
- Ngành (divisio): Mangnoliophyta
- Lớp (Class): Magnoliopsita
- Bộ (Ordo): Fabales
- Họ (familia): Fabaceae
- Tông: Dalbergieae
- Chi (genus): Dalbergia

 2. Mô tả cây
Là cây gỗ nhỡ, lá thường xanh có thể cao tới 10-15 m, sinh trưởng trung bình, thân màu vàng nâu hay xám, nứt dọc. Lá dài 9-20 cm; cuống không lông; lá kèm sớm rụng, nhỏ, có lông nhỏ mịn và thưa, màu nâu vàng. Các cuống nhỏ không lông; số lá chét 5-9, với lá chét tận cùng thường là to nhất, hình trứng hay hơi thuôn dài, nhẵn, chất da, có lông mịn lơ thơ khi non, nhanh chóng chuyển thành không lông, gốc lá chét tròn, nhọn mũi.
Hoa tự dạng chùy, mọc ở nách lá, khoảng 5-15 cm. Hoa trắng có đài hợp, thơm. Quả dạng quả đậu hình trứng thuôn dài, dài 5-6 cm, rộng khoảng 1 cm và chứa 1-2 hạt dạng bầu dục, đường kính khoảng 9 mm. Quả khi chín không tự nứt. Cành non màu xanh có đốm bì khổng màu trắng. Hoa ra tháng 4-7. Quả chín thu hoạch tháng 11-12.
có hai loài sưa chính là sưa trắng và sưa đỏ sưa trắng cho hoa đẹp quả to đốt không có mùi nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ sưa đỏ trông gần giống sưa trắng quả thành từng chùm đốt lên có mùi thối
Lá và quả khi đốt thì có mùi khó ngửi.
3. Phân bổ địa lý
Ở nước ta vì là gỗ quý hiếm nên ở rừng tự nhiên bị khai thác cạn kiệt, trong tự nhiên cây sưa có vùng phân bố rất rộng, chi Dalbergia (cẩm lai chi) có rất nhiều loài phân bố từ trung và nam mỹ, châu phi, Madagaca và miền nam châu á. Như vậy cây sưa có thể trồng ở khắp vùng lảnh thổ Việt Nam nhưng có lẻ chất lượng gỗ tốt nhất là trồng ở vùng miền núi, nương rẫy, hoặc vùng nuối đá vôi. Tuy nhiên vùng đồng bằng vĩnh phúc nông dân trồng vẫn thu hoạch và sản phẩm được thị trường chấp nhận.
Vì cây thẳng, dáng đẹp, hoa thơm nên ở vĩnh phúc và một số vùng núi, thị xã phía bắc, TP.Hà Nội... được trồng làm cây tre bóng mát đường phố, riêng phía nam được trồng làm cây chắn gió, rào dậu, vườn thực vật và cây nọc cho tiêu leo
4. Thời gian thu hoạch, bộ phận thu hoạch
Là cây lấy gỗ có thời gian sinh trưởng dài, không kén đất. tốt nhất là đất nuối, nương rẫy, đồi trọc khu vực có nhiều đá. gỗ sưa mọc trên nuối đá vôi thường có màu sắc đẹp hơn vùng đồng bằng.
Tuổi thành thục tự nhiên của cây sưa từ 30 đến 50 năm. tuổi thành thục thương phẩm là 10 năm dựa vào mục đích, sản phẩm của con người.
Gổ sưa giác màu xanh vàng, lõi màu nâu đỏ, nâu thẩm hoạc nâu đen. gõ cứng, lõi thớ mịn dễ làm bóng đẹp, không mối mọt.
5.Sử dụng
Gỗ trắc thối cho mùi thơm quyến rũ thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là Trắc thối. Gỗ trắc thối chỉ dùng phần lõi những cây trên trăm tuổi. Gỗ sưa thớ mịn, vừa cứng lại vừa dẻo, có nhiều hoa văn đẹp. Thời phong kiến vua chúa dùng gỗ trắc thối để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Những năm gần đây, giới nhà giàu Trung Quốc đổ xô săn lùng trắc thối để đóng quan tài hoặc ướp xác như các vị hoàng đế Trung Quốc trước đây. Người ta cho là quan tài đóng bằng gỗ trắc thối có khả năng giữ được xác lâu, không bị phân hủy. Ngoài ra, cây trắc thối thường gắn với các điển tích của Phật giáo, do đó ngày nay người ta làm những xâu tràng hạt với giá vài nghìn USD.
Do đặc điểm hoa trắng, có mùi thơm, tán rộng, nên người ta có thể trồng làm cảnh tại các đường phố.
Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi thì gỗ cây này còn được sử dụng cùng với dạ dày nhím làm vị chính trong đơn thuốc chữa bệnh đau dạ dàyHiện tại ở trung Quốc người ta chiết suất một số chất có trong gỗ Sưa này để chế thuốc chữa ung thư dạ dày.
6. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sưa
- Làm đất: đào hố kích thước: 50 x 50 x 40 cm.
- Trồng tập trung: từng lô, khoảng ở đồng bằng hay ở rừng nuối, nơi đất dốc, đào hố theo đường đồng mức, với mật độ cây cách 3m, hàng cách hàng 3m, 1ha trồng 1100 cây.
- Trồng ở đồi gò trung du hay đồng bằng đất xấu, cây cách 2.5m; hàng cách hàng 2.5m; muốn rút ngắn chu kỳ kinh doanh cho sản lượng cao thì phải bón phân. bón lót mỗi hố từ 1-3kg phân chuồng hoai mục và từ 50gram NPK --> 70gram NPK (16-16-8) trộn đều và lấp hố trước khi trồng ít nhất nữa tháng.
- Thời vụ trồng từ tháng 3 đến tháng 10 hằng năm, ở khu vực phía Nam từ 4-9 âm lịch hằng năm.
- Chăm sóc trong 3 năm đầu mỗi năm 3 lần vào cuối xuân, giữa mùa hạ và đầu mùa thu. Trồng dặm cây lớn tương đương thay các cây chết vào lần chăm sóc đầu tiên của năm thứ nhất.
Luôn phát dây leo, cỏ dại, cây bụi, xới xáo quanh gốc, bón thúc 50gram phan NPK trong 3 năm đầu mỗi năm một lần vào mùa mưa.

Một cây sưa
loi sua
Gổ sưa