Tên khoa học: Gynura crepidioides Benth. Họ Cúc Asteraceae.
Có tên Tàu bay vì hoa bay khắp nơi khi có gió. Rau có phổ biến ở các bãi hoang nương rẫy, bìa rừng, khe suối. Còn mọc ở Lào, Campuchia, Trung Quốc. Ngọn và lá non dùng làm rau ăn sống cùng các lá khác khi ăn bánh xèo, vò nát trộn muối, luộc, xào, nấu canh hay muối dưa. Thành phần dinh dưỡng của rau tầu bay như sau % nước 91,1 protein 2,5, lipid 0,2 cellulose 1,6, dẫn xuất không protêin 3,7 khoáng toàn phần 0,9. Trong 1kg thức ăn có protêin tiêu hoá là 18g, calcium 0,8g, phospho 0,3g (Viện chăn nuôi 1979) còn tìm thấy 3,4mg% caroten, 10mg% vitamin C. Để làm thuốc chữa rắn rết cắn dùng lá tươi giã nhuyễn đắp lên vết bị cắn. Rau tàu bay được bộ đội ta thường nói đến trong các loại rau rừng được dùng làm rau ăn.
Mớp gai, chóc gai, rau gai. Sơn thục Lasia spinosa (L) Thw. Họ Ráy Aeaceae cây thảo nguồn gốc Ấn Độ sang các nước khác. Ở nước ta mớp mọc hoang khắp nơi chỗ ẩm ướt, ven suối, bờ ao, bãi lầy, mương rạch từ đồng bằng lên rừng núi. Mọc thành đám. Lá non dùng làm rau luộc ăn hoặc muối dưa.
Để làm thuốc dùng thân rễ, tính mát, vị cay chát. Có tác dụng lợi tiểu mạnh, mát gan, tiêu viêm. Chữa phù thũng, đau nhức, khớp, ngứa lở ngoài da xơ gan cổ chướng (sắc 15 – 20g) trị chứng sốt rét.
Rau tai voi (R – lưỡi bò), Pentaphragma gamopetalum Gagnep. Họ Rau tai voi Pentaphragmataceae. Cây thảo mọc ở các vùng núi cao 700 – 1200m (Rừng Lâm Đồng: Đà Lạt, Bảo Lộc, Đồng Nai) Kon Tum (Đác Plây) và Gia Lai (Măng Giang). Tên dân tộc gọi Clonh srơma. Lá và quả nấu canh ăn ngon.
Loài rau tai khác có tên rau tai nai, R bánh lái (Quảng Trị) Pentaphragma sinense Hensl. ex. Wils phân bổ ở Lào Cai, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng. Gia Lai – Kon Tum… Dùng các phần non làm rau ăn.