Những gốc cây, khúc gỗ nhặt được ở sông suối, nhưng vô tình đã trở thành những "báu vật" có giá tiền tỷ đối với không ít người dân.
Chuyện nhặt được gốc "cây mục" nhiều tỷ của người Việt
Gốc trắc “khủng” 2 tỷ đồng
Trả 2,2 tỷ đồng mua gốc cây mà không được
Hai tác phẩm để đời
Gốc cây hóa thạch
Gốc cây gỗ ngàn năm tuổi
Gốc cây gỗ hóa thạch này có chiều cao 51cm, đường kính chỗ lớn nhất lên tới 67cm, nơi nhỏ nhất là 52cm, có khối lượng nặng xấp xỉ 200 kg.
Câu chuyện đầu, phải kể đến gốc cây khô “hoá lũa độc nhất vô nhị” của anh Nguyễn Phi Hùng (41 tuổi, ngụ tại thôn 13, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm) có độ dài hơn 4m, cao gần 2,5m, rộng khoảng 1,2m.
Anh Hùng cho biết: “Năm 2002, khi tôi đang thuê máy xúc đào ao trong vườn cà phê để lấy nước tưới và kết hợp thả cá thì vướng phải gốc cây này. Rất khó khăn để đưa được gốc cây này lên. Tôi vứt “chổng chơ” trong vườn cà phê hơn 8 năm trời. Đến đầu năm 2012, sau một thời gian để “lộ thiên”, tôi mới phát hiện ra vẻ độc đáo nên đưa về chưng chơi”.
Theo như lời kể của anh Hùng, thì gốc cây này đã có nhiều người trả đến giá trên 700 triệu đồng, nhưng anh vẫn không bán.
Gốc trắc “khủng” 2 tỷ đồng
Anh Trần Xuân Cường (27 tuổi, trú phường Hội Phú, TP.Pleiku, Gia Lai), một người đam mê hàng mỹ nghệ - chủ nhân của gốc trắc với đường kính trên 2m; trọng lượng 2 tấn (theo kiểm lâm); chiều cao 1,5m.
Gốc trắc “khủng” này có giá ít nhất là 2 tỉ đồng, bởi từng có một doanh nhân ở TP.HCM trả giá ngần ấy tiền để mua, song chủ nhân của nó cũng không bán.
Trả 2,2 tỷ đồng mua gốc cây mà không được
Nghe chuyện ông Nguyễn Công Đức (Lương Sơn, Hòa Bình) có bộ lũa gù hương lớn nhất, độc nhất, quý nhất Việt Nam mà "thèm". Theo giới sành gỗ lũa, bộ lũa của ông Đức đẹp có một không hai, không thể có gốc cây nào có tuổi kinh khủng và đẹp nguyên vẹn như gốc cây của ông.
Gốc cây này thuộc hàng “cụ kỵ”, đường kính tới 7m, có tuổi thọ khoảng 3.000-4.000 năm, là loài gỗ cực quý, làm lũa cực đẹp, lại không bị thủng ở giữa gốc. Với cái giá 130 ngàn USD, tương đương với khoảng 2,2 tỷ đồng cho cái gốc cây ông “nhặt” được, song ông Đức vẫn từ chối.
Hai tác phẩm để đời
Ông Phạm Văn Trúc (Bình Định) là chủ nhân hai tác phẩm gỗ lũa có giá hàng trăm triệu đồng. Tác phẩm gỗ lũa “Thăng Long” như con rồng đang uốn lượn, bay lên, với chiều dài 3 m, chiều cao 1-1,5 m và nặng hơn 70 kg.
Còn tác phẩm “Đại Bàng tung cánh” là lũa của cây Đảo Muồng cổ thụ hàng trăm năm tuổi, chiều cao của đại bàng hơn 1,7 m, chiều rộng của đôi cánh gần 2 m, với trọng lượng 150 kg. Nhiều doanh nghiệp từ Hà Nội, TP.HCM tìm đến mua với giá trăm triệu đồng nhưng ông không bán.
Gốc cây hóa thạch
Anh Nguyễn Phương Nam (Đà Nẵng) tình cờ mua lại được từ người dân Quảng Nam một gốc cây gỗ và một thân cây gỗ đã hóa thạch. Gốc cây gỗ hóa thạch có chiều dài khoảng 60cm, đường kính chỗ lớn nhất khoảng 24cm, có khối lượng khoảng 40kg.
Còn thân cây gỗ hóa thạch có chiều dài khoảng 60cm, đường kính chỗ lớn nhất khoảng 25cm, nặng khoảng 40kg. Nhiều người dân chơi đá kéo nhau đến nhà anh Nam xem và hỏi mua nhưng anh Nam lắc đầu.
Gốc cây gỗ ngàn năm tuổi
Ông Lê Văn Bảy (47 tuổi) ở thôn Thọ Nghĩa, xã Phước Nghĩa (Bình Định) tình cờ phát hiện, tìm thấy một gốc cây gỗ hóa thạch được cho là có niên đại lên đến hàng ngàn năm tuổi.
Gốc cây gỗ hóa thạch này có chiều cao 51cm, đường kính chỗ lớn nhất lên tới 67cm, nơi nhỏ nhất là 52cm, có khối lượng nặng xấp xỉ 200 kg.
Chuyện nuôi chó Phú Quốc bạc tỷ ở Hà Thành
Có người lạ, cả đàn chó Phú Quốc ngừng chơi, dỏng tai nghe ngóng. Con chó đực to nhất đàn nhảy phốc lên, bám ngay lên hàng rào, sủa vang...
Để nuôi được giống chó Phú Quốc quí hiếm, anh Phạm Quốc Thắng (Từ Liêm, Hà Nội) đã phải đầu tư công sức, tiền của, quây kín cả khu đất bằng lưới thép cao, nền cát và thả trong đó nhiều thân cây gỗ. Trong chuồng, gia đình chó Phú Quốc đang chơi đùa, chạy nhảy. Chó mẹ dạy 4 chú chó con nhảy, chui, luồn qua ngóc ngách của các cành cây, còn chó bố tên Xoài đứng quan sát.
Chuồng nuôi chó Phú Quốc có nền cát, thả cành cây, thân gỗ vào để chó vận động. Ảnh: Hoàng Phương.
Hơn 20 năm trước, anh Thắng biết đến loài chó săn có dải lông mọc ngược trên lưng (thường gọi là xoáy) rất trung thành với chủ. Lang thang khắp Sài Gòn, anh mua được đôi chó Phú Quốc rồi mang về Hà Nội. Ban đầu, loài chó quen sống ở môi trường nóng, ẩm của đảo nên hay bị ốm, anh Thắng phải chăm sóc khá vất vả.
Để thỏa mãn thú chơi và muốn nhiều người biết về loài chó săn trung thành bậc nhất của Việt Nam, anh Thắng bắt đầu gây dựng trang trại chó Phú Quốc từ năm 2002. Để có được những con chó giống tốt, anh ra tận đảo Phú Quốc, rồi đi khắp miền Nam để tìm về. Chưa có kinh nghiệm, anh còn mua phải những con bị bệnh, không thuần chủng. Đến nay, trang trại anh có hơn 60 con chó xoáy Phú Quốc.
Xoài và Bò là những con chó giống mà anh Thắng quý nhất. Cách đây 3 năm, anh mua con Xoài với giá gần 50 triệu đồng khi nó còn là một chú chó con. Giờ có người trả cả trăm triệu đồng nhưng anh không bán.
Nhiều người ăn mặc sang trọng, đi xe bạc tỷ đến tìm mua những chú chó con vài tháng tuổi với giá 50-70 triệu đồng nhưng anh vẫn từ chối. Họ mua với mục đích khoe mẽ thì trước sau gì cũng làm hỏng con chó. Có đôi vợ chồng người Đức, chỉ một lần đến thăm và nói chuyện, anh tặng luôn một trong những con chó Phú Quốc đẹp nhất trại có giá vài chục triệu đồng. Đến nay, hai bên vẫn gọi điện cho nhau để trao đổi về tình hình chú chó.
Đặc điểm ấn tượng nhất của chó Phú Quốc là xoáy ở lưng và đặc tính hoang dã của chó săn. Có nhiều người thần thoại hóa xoáy của chó nhằm tăng thêm giá trị của vật nuôi, họ cho rằng chó hung dữ hay không, nhìn xoáy là biết. Anh Thắng khẳng định, dải lông mọc ngược không ảnh hưởng gì đến bản tính của chó. Khi con chó bị đe dọa hoặc khi săn mồi thì dải lông dựng đứng lên, cộng với bộ răng sắc nhọn và đôi mắt như hai đốm lửa khiến nó dễ dàng khuất phục con mồi.
"Nhiều người nhầm tưởng, thấy con nào có dải lông mọc ngược trên lưng thì bảo là chó Phú Quốc nhưng không phải. Một số dòng như chó Thái Lan cũng có nhưng không tinh nhanh bằng loài chó này", anh Thắng cho hay.
Với nhiều loại chó săn, những con mồi nhanh nhẹn như thỏ thường chạy dích dắc hoặc đột ngột rẽ hướng có thể khiến chó bị quá đà, ngã hoặc sái, gãy chân. Thế nhưng, tuyệt chiêu của loài thỏ hoàn toàn vô dụng với chó Phú Quốc bởi nó có một "bộ phanh hoàn hảo", đảo đà, chuyển hướng nhanh chóng và tóm gọn con thỏ.
Để minh chứng, anh Thắng thả vào trong chuồng một con gà. Chỉ vài phút sau, con gà tơi tả và nằm gọn dưới bộ răng sắc nhọn của chó Phú Quốc. Người nuôi chó Phú Quốc lâu năm sẽ dễ nhận thấy sự phân công công việc rõ ràng trong đàn chó khi chúng săn mồi. Con chặn đầu, con chặn hậu, con truy đuổi và con kết thúc.
Để chó giữ được sự nhanh nhẹn vốn có, anh Thắng luôn cố tạo điều kiện cho chúng gần gũi nhất với môi trường tự nhiên. Chuồng được thả đầy những cành cây, khúc gỗ để khi chơi đùa, chó mẹ dạy chó con chạy ngoắt ngoéo, nhảy lên để hình thành bản năng săn mồi và cảnh giới.
"Nhiều người vì mục đích kinh doanh mà sớm tách chó con khỏi chó mẹ, khiến nó không được mẹ truyền thụ cho những miếng cắn, vồ mồi thì con chó sẽ mất dần bản tính tự nhiên là săn đuổi", anh Thắng nói.
Nền trại cũng chỉ xếp gạch mà không đổ bê tông để bàn chân chó được tiếp xúc với vật thể gồ ghề, tạo sự linh hoạt khi vận động. Khu ở của gia đình Xoài nham nhở những hang hốc bị đào. Nếu không có hàng rào thép và những lớp gạch xếp gần đó thì chắc chắn chúng sẽ đào hang chui ra ngoài.
Chó Phú Quốc nuôi không khó và không kén ăn như nhiều loại chó quý khác. Chúng ăn những loại thức ăn bình thường như thịt, cá và rau xanh. Cạnh chuồng nuôi có một mảnh vườn nhỏ trồng lá lốt, cỏ ba lá. Thỉnh thoảng, anh Thắng thả chó ra để chúng vận động và tự kiếm ăn như ngoài môi trường tự nhiên.
Chuyện giống chó này leo rào ra cắn chết các con chó khác cùng khu nuôi chỉ là tin đồn. Trên thực tế, chúng không hề hung dữ mà rất trung thành và thân thiện với con người. Nghe tiếng chủ gọi, con Xoài mừng quýnh. Nghe anh Thắng nói: "Xoài, chào đi". Nó nhảy lên, giơ hai chân trước chắp vào nhau làm động tác chào rồi gật gật đầu để xin kẹo chủ nhân.
Chơi chó Phú Quốc đã lâu năm nhưng anh Thắng tự nhận mình vẫn chưa hiểu hết được loài chó này. Điều anh trăn trở nhất giờ đây là nhiều người vì mục đích kinh doanh mà cho lai với nhiều loài chó khác khiến những con chó Phú Quốc không còn thuần chủng.
"Chó Phú Quốc là loài chó quý của Việt Nam cần được bảo tồn. Không chỉ bảo tồn hình dáng mà còn cả nguồn gen và đặc tính săn mồi hoang dã của nó", anh Thắng nói
Chuồng nuôi chó Phú Quốc có nền cát, thả cành cây, thân gỗ vào để chó vận động. Ảnh: Hoàng Phương.
Chuồng nuôi chó Phú Quốc có nền cát, thả cành cây, thân gỗ vào để chó vận động.
Hơn 20 năm trước, anh Thắng biết đến loài chó săn có dải lông mọc ngược trên lưng (thường gọi là xoáy) rất trung thành với chủ. Lang thang khắp Sài Gòn, anh mua được đôi chó Phú Quốc rồi mang về Hà Nội. Ban đầu, loài chó quen sống ở môi trường nóng, ẩm của đảo nên hay bị ốm, anh Thắng phải chăm sóc khá vất vả.
Để thỏa mãn thú chơi và muốn nhiều người biết về loài chó săn trung thành bậc nhất của Việt Nam, anh Thắng bắt đầu gây dựng trang trại chó Phú Quốc từ năm 2002. Để có được những con chó giống tốt, anh ra tận đảo Phú Quốc, rồi đi khắp miền Nam để tìm về. Chưa có kinh nghiệm, anh còn mua phải những con bị bệnh, không thuần chủng. Đến nay, trang trại anh có hơn 60 con chó xoáy Phú Quốc.
Xoài và Bò là những con chó giống mà anh Thắng quý nhất. Cách đây 3 năm, anh mua con Xoài với giá gần 50 triệu đồng khi nó còn là một chú chó con. Giờ có người trả cả trăm triệu đồng nhưng anh không bán.
Nhiều người ăn mặc sang trọng, đi xe bạc tỷ đến tìm mua những chú chó con vài tháng tuổi với giá 50-70 triệu đồng nhưng anh vẫn từ chối. Họ mua với mục đích khoe mẽ thì trước sau gì cũng làm hỏng con chó. Có đôi vợ chồng người Đức, chỉ một lần đến thăm và nói chuyện, anh tặng luôn một trong những con chó Phú Quốc đẹp nhất trại có giá vài chục triệu đồng. Đến nay, hai bên vẫn gọi điện cho nhau để trao đổi về tình hình chú chó.
Giống chó Phú Quốc có dải lông mọc ngược ở lưng, dân gian gọi là xoáy.
Đặc điểm ấn tượng nhất của chó Phú Quốc là xoáy ở lưng và đặc tính hoang dã của chó săn. Có nhiều người thần thoại hóa xoáy của chó nhằm tăng thêm giá trị của vật nuôi, họ cho rằng chó hung dữ hay không, nhìn xoáy là biết. Anh Thắng khẳng định, dải lông mọc ngược không ảnh hưởng gì đến bản tính của chó. Khi con chó bị đe dọa hoặc khi săn mồi thì dải lông dựng đứng lên, cộng với bộ răng sắc nhọn và đôi mắt như hai đốm lửa khiến nó dễ dàng khuất phục con mồi.
"Nhiều người nhầm tưởng, thấy con nào có dải lông mọc ngược trên lưng thì bảo là chó Phú Quốc nhưng không phải. Một số dòng như chó Thái Lan cũng có nhưng không tinh nhanh bằng loài chó này", anh Thắng cho hay.
Với nhiều loại chó săn, những con mồi nhanh nhẹn như thỏ thường chạy dích dắc hoặc đột ngột rẽ hướng có thể khiến chó bị quá đà, ngã hoặc sái, gãy chân. Thế nhưng, tuyệt chiêu của loài thỏ hoàn toàn vô dụng với chó Phú Quốc bởi nó có một "bộ phanh hoàn hảo", đảo đà, chuyển hướng nhanh chóng và tóm gọn con thỏ.
Để minh chứng, anh Thắng thả vào trong chuồng một con gà. Chỉ vài phút sau, con gà tơi tả và nằm gọn dưới bộ răng sắc nhọn của chó Phú Quốc. Người nuôi chó Phú Quốc lâu năm sẽ dễ nhận thấy sự phân công công việc rõ ràng trong đàn chó khi chúng săn mồi. Con chặn đầu, con chặn hậu, con truy đuổi và con kết thúc.
Để chó giữ được sự nhanh nhẹn vốn có, anh Thắng luôn cố tạo điều kiện cho chúng gần gũi nhất với môi trường tự nhiên. Chuồng được thả đầy những cành cây, khúc gỗ để khi chơi đùa, chó mẹ dạy chó con chạy ngoắt ngoéo, nhảy lên để hình thành bản năng săn mồi và cảnh giới.
"Nhiều người vì mục đích kinh doanh mà sớm tách chó con khỏi chó mẹ, khiến nó không được mẹ truyền thụ cho những miếng cắn, vồ mồi thì con chó sẽ mất dần bản tính tự nhiên là săn đuổi", anh Thắng nói.
Xoài là con chó anh Thắng quý nhất, nó được trả giá cả trăm triệu đồng.
Nền trại cũng chỉ xếp gạch mà không đổ bê tông để bàn chân chó được tiếp xúc với vật thể gồ ghề, tạo sự linh hoạt khi vận động. Khu ở của gia đình Xoài nham nhở những hang hốc bị đào. Nếu không có hàng rào thép và những lớp gạch xếp gần đó thì chắc chắn chúng sẽ đào hang chui ra ngoài.
Chó Phú Quốc nuôi không khó và không kén ăn như nhiều loại chó quý khác. Chúng ăn những loại thức ăn bình thường như thịt, cá và rau xanh. Cạnh chuồng nuôi có một mảnh vườn nhỏ trồng lá lốt, cỏ ba lá. Thỉnh thoảng, anh Thắng thả chó ra để chúng vận động và tự kiếm ăn như ngoài môi trường tự nhiên.
Chuyện giống chó này leo rào ra cắn chết các con chó khác cùng khu nuôi chỉ là tin đồn. Trên thực tế, chúng không hề hung dữ mà rất trung thành và thân thiện với con người. Nghe tiếng chủ gọi, con Xoài mừng quýnh. Nghe anh Thắng nói: "Xoài, chào đi". Nó nhảy lên, giơ hai chân trước chắp vào nhau làm động tác chào rồi gật gật đầu để xin kẹo chủ nhân.
Chơi chó Phú Quốc đã lâu năm nhưng anh Thắng tự nhận mình vẫn chưa hiểu hết được loài chó này. Điều anh trăn trở nhất giờ đây là nhiều người vì mục đích kinh doanh mà cho lai với nhiều loài chó khác khiến những con chó Phú Quốc không còn thuần chủng.
"Chó Phú Quốc là loài chó quý của Việt Nam cần được bảo tồn. Không chỉ bảo tồn hình dáng mà còn cả nguồn gen và đặc tính săn mồi hoang dã của nó", anh Thắng nói
Mảnh giếng có chữ cổ, đặt tiền tỷ cũng quyết không bán
Những giếng cổ này nằm rải rác trong tổng Bá Hạ bao gồm bốn thôn: Quang Vinh, Thiện Chi, Thích Chung và Bá Hương thuộc xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc).