Đó là cách để thành bất tử

Thượng ta Thích Pht Đạo                                           

  Lời của Lama 14

  Có lần Đức Phật sống ở Kosambi hái rừng nắm trong tay hỏi tỳ kheo: “Này, các Tỳ Kheo. Số lá nắm trong tay ta nhiều hơn hay những lá còn trên cây rừng nhiều hơn ?”. các Tỳ Kheo thưa: “Bạch Đức Thế tôn. Số lá Ngài năm trong tay ít hơn so với số lá trong rừng ạ”.'' Đức Phật nói: “Ðúng vậy, những gì ta có thể nói ra cũng chỉ như nắm lá trong tay này thôi , còn những gì ta đã đạt được lại nhiều như lá ở trong rừng vậy. Những điều ta biết bằng trực kiến vẫn nhiều hơn. Những điều Ta đã dạy các thầy chỉ ít thôi. Tại sao ta không nói nhiều hơn ? Vì những điều đó không đem lại lợi ích, sự tiến bộ cho đời sống đạo hạnh, bởi vì chúng không đem lại sự tự tại, sự giảm bớt (đau khổ), sự chấm dứt (đau khổ), sự an định, không giúp cho trực kiến, cho sự ngộ đạo, không dẫn đến Niết Bàn. Ðó là lý  tại sao ta không đề cập đến chúng. Còn những gì ta đã dạy các thầy ? Ðó là nguồn gốc của khổ, là đường dẫn đến diệt khổ. Vì sao ta trình bày những điều đó. Bởi vì nó mang lại lợi ích, sự tiến bộ cho đời sống đạo hạnh, vì nó dẫn tới sự tự tại, sự giảm bớt đau khổ, sự chấm dứt đau khổ, sự an định, giúp cho trực kiến, cho sự ngộ đạo, dẫn đến Niết Bàn…” Đây là lời nhắn nhủ có ý nghĩa sâu sắc. Nếu ai muốn đạt tới những chân lý sâu xa hơn thì phải nỗ lực tu tập từ chính bản thân mà không nên tìm kiếm hay chờ đợi gì thêm nơi kinh nghiệm của kẻ khác. Bởi chân lý là thứ mà mỗi người phải tự đến và cảm nhận lấy, không thể dùng trí thông minh mà đạt được.

Đức Phật muốn nói là có lòng tin, có thiện căn, có hộ trì Tam bảo, thấy tội phúc báo ứng, có thâm tội ứng nhân quả, chứ không phải làm người hung ác nó ít ỏi giống như lá trong tay Như Lai. Còn chúng sanh sau khi mất rồi, mà không được làm thân người nhiều như lá rừng. Như vậy, bây giờ nghĩ tới chúng ta được làm người hôm nay là do cái túc duyên hồi quá khứ chúng ta đã tạo được duyên lành nên hôm nay mới được tấm thân tốt đẹp, đầy đủ, mọi người nhìn ai cũng quý, cũng mến và có lòng tin tốt đẹp như vậy thì mình phải tự điều chỉnh lại, bởi vì khi con người muốn tiến hóa lên thì một là phải đến với Phật pháp, hai là phải có thầy hiền bạn tốt. Đức Phật nói: “Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành”. Thường tin chắc như vậy với phẩm sẽ đỗ tròn. Phật có nghĩa là giác ngộ, Phật có nghĩa là người đã buông bỏ tất cả mọi vật lớn cho đến vật nhỏ ở trong thế gian này. Cho nên khi hiểu được là Phật đã thành như vậy thì mình cũng sẽ thành như vậy. Mà thành ở đây không phải là niệm Phật thì sẽ thành, đi chùa lạy Phật là thành, hay cúng diường nhiều tiền là thành, mà đầu tiên mình phải hiểu Phật, là đức Phật ngồi dưới quả Bồ đề đó là Ngài phải qua bao nhiêu trăm ngàn kiếp, mang cái căn quả lành, cái nhân tốt đẹp lành, cái phương tiện lành để tự sắp tới ngày sau sách tánh cho tất cả chúng sanh. Ông Mạnh Tưởng nói: “Nhân chi sơ tánh bổn thiện”, thì cái Phật ở đây cũng không khác cái thiện mà ông Mạnh Tưởng nói, Phật đây có nghĩa là thường nghĩ thiện.

Thường nghĩ tt có thn phúc hu,
Hay tưởng sn có ha thn theo,
 Ha thn theo tt nn eo được,
Thn phúc hu thì tiêu tai nàn,
Lòng d ác có màn có vũ,
Tâm tánh lành có lưới sáng bao,
 Mt thn khi ngó nhìn vào,
Tc thi biết rõ người nào hin hung,
 Màn ti ph ma nung qu gic,
 Lưới sáng bao thn trút Pht ban,
 Qu ma nung dc thì tàn,
 Pht thn ban trút thì an lc đời

 Nên nhớ, thiện trong tâm mình mình biết, ác tâm của mình mình biết, mà không phải một mình mình biết mà các Chư thiên ở trên cũng biết. Chúng ta đừng nghĩ rằng chúng ta nghĩ thiện, nghĩ ác thì nó mất hết, nó bay hết, không phải vậy. Chúng ta nghĩ thiện, nghĩ ác, nó mất đi lúc này thôi, nhưng nó sẽ trở lại trong lúc khác, ở trên các vị ấy đều biết. Bởi vì các vị ấy biết nên mới cho một số vị có năng lực, nguyện lực và những đại uy lực đặc biệt để đi trị bệnh, để có khả năng đi tìm mộ, tìm những hài cốt mất tích bao nhiêu nắm vẫn thấy. Đức Quán Âm nói bên tai các vị ấy. Các vị ấy làm những việc này không bao giờ nhận tiền ai cả, và tại sao đức Quán Âm biết ? Vì mình suy nghĩ, mình đeo đuổi tư tưởng tốt lành, thiện lành của mình như vậy nên các vị thấy. Nên hiểu, thành Phật không phải là thành cái gì khác là thành tụ cái kết quả tốt trong tâm tưởng của mình trong. Cứ việc thành tụ cái tâm tưởng tốt lành rồi sau đó thành tụ cái quả vị Phật dưới cội Bồ đề. Phát tâm trong sạch đi độ chúng sanh, phát tâm thiện tốt để giúp đỡ mọi người, tạo ơn phước cho nhân loại. Mỗi một tâm khởi lên như vậy là cúng dường chư Phật. Chúng ta đọc kinh Đại Đường như vậy, hiểu lý tánh và sự tướng trong kinh như vậy thì chúng ta mới biết các quả La Hán đã cúng dường vô lượng vô biên bao kiếp mới được thành Phật. Phật đây có nghĩa là thiện căn, Phật đây có nghĩa là tâm tốt, Phật đây có nghĩa là lời nói tốt, Phật đây có nghĩa là hành động tốt, mới gọi là Phật. Nhưng hành động tốt không chỉ là tiêu cực của mình làm ra, còn hành động tốt của Bồ tát, của Phật là tự mình phải giúp đỡ cho người khác được tốt, được lành, được trọn đạo hiếu thì đây là tích cực để lợi tha, như thế mới là chính tâm của Bồ tát, của chư Phật. Nên bảy đời chư Phật chỉ nói bốn câu:

Li chư Pht dy rng
Ch nghĩ nhng vic ác,
Hãy làm nhng vic lành,
Gi tâm ý thanh tnh

Bốn câu nói rất đơn giản mà chúng ta phải làm như vậy. Phật càng ngày càng gần với chúng ta, mình đi Phật cũng đi, mình ngồi Phật cũng ngồi, mình đứng Phật cũng đứng, mình cười Phật cũng cười, là chúng ta đã sẵn sàng. Và thêm Pháp nữa, Pháp là lời của Phật dạy, khi chúng ta muốn đầy đủ thiện căn phải học lời Phật dạy có thể bằng cách đến chùa nghe quý Thầy giảng, hay có thể nghe băng đĩa ở nhà, và khi ta nghe như vậy chúng ta thấy quý Thầy giảng như vậy tự nhiên tâm của chúng ta, cái thiện căn của chúng ta tự trưởng dưỡng trong đó lúc nào chúng ta không hay biết. Mà thật sự, muốn những thiện căn đó tự trưởng dưỡng trong tâm chúng ta không thể nào không nghe những lời hay ý đẹp như vậy mà mình có thể trưởng dưỡng cái thiện căn đó được. Và thêm một cái hơi vi tế nữa là Phật pháp đây là tâm, mà tâm có hai cái, một cái thô và một cái tế. Tâm thô có nghĩa là đụng chạm, lạnh nóng, thì tâm này chúng ta có thể biết. Còn tâm tế hay còn gọi là vọng tưởng, mà pháp này nếu chúng ta muốn nghe pháp, muốn trưởng dưỡng tâm lành, muốn vào thế gian, được quân bình, được trí huệ, được phước báu mà không hiểu ngay pháp vi tế này trong tâm vọng tưởng của mình để mình loại trừ nó, để mình không theo nó thì chúng ta sẽ được ra khỏi lục địa luân hồi.
 
Chùa Đại Bi Tâm cứu trợ tại miền Trung năm 2010

Nếu chúng ta  làm phước tốt được sanh lên cõi trời. Có sáu cõi trời dục giới: Tứ đại thiên vương, Đao lợi thiên vương, vạn ma thiên vương, Hóa a đâu suất thiên vương, Hóa lợi thiên vương và Tha hóa tự tại Thiên Vương. Sở dĩ mà có sáu cõi trời bởi vì có sự khác biệt, là do cái tâm của chúng ta: làm lành nhưng có trách, có bỏ, có từ bi, có trí huệ, có định đích, có xả bỏ những việc mình làm như thế nào thì từ chỗ đó sẽ đưa chúng ta lên cõi trời nào. Nhưng sau đó khi chúng ta hết phước chúng ta vẫn sẽ đọa lạc về cõi Ta bà này.

Như vậy, nguyên nhân vì sao chúng ta vẫn còn quanh quẩn trong sáu đường đó là vì chúng ta còn vọng tưởng. Tâm vọng rất là nguy ở đức người tu hành chưa dứt vọng tâm “như ôm rắn độc mà nằm, thân kia không biết họa lâm lúc nào”. Nếu ta để tâm vọng rất ghê gớm, chúng ta cái gì cũng giận, cũng hờn, cũng khó chịu, cũng độc hại, chính vì thế các phước báu của chúng ta hết dần. Vậy phải làm sao “Không chấp cái gì cả, càng không chấp, càng không nhớ đến thì phước báu chúng ta mới còn. Chúng ta phải làm chủ được cái tâm của chúng ta…

Tại sao ta không niệm Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát khi chào nhau, không niệm Bổn Sư Thích Ca, hay là Địa Tạng, hay là Di Lặc mà lại niệm Nam mô A Di Đà Phật ?
 

Đầu tiên mình phải hiểu đây là cái hạt giống. Với đức A Di Đà, Một là: Mình đã có nhiều duyên, nhiều thiện tánh với Ngài. Hai là: Thói quen của nhân gian từ lâu đời. Ba là: Mình luôn sát cánh lẫn nhau trong sáu câu Nam Mô A Di Đà Phật. Nam có nghĩa là nương ta, là nguyên bản. Còn A Di Đà Phật có ba nghĩa: Vô lượng quan, vô lượng th, vô lượng công đức. Thì khi mình niệm Nam mô A Di Đà Phật, chắp tay với mọi người, ở đây thật lý và thật nghĩa của nó là “tôi chúc cho đạo hữu đầy đủ trở về với tánh trí và vô lượng công đức, thọ mãn bất khả tư nghì giống như đức Phật A Di Đà nói riêng, những mười phương trên Như lai nói chung, cho nên gọi là Nam- mô- A Di Đà Phật nghĩa là như vậy.

Vô lượng quan đã đề cập ở trên nghĩa là sao ? Nghĩa là trí huệ vô cùng, trí huệ ở đây không chỉ đức Phật A Di Đà mới có mà riêng chúng ta đây vẫn có, chúng ta nhận định ra không còn sai lầm, không còn nghi ngờ, không còn thối thất thì đó chính là trí huệ vô cùng của mình. Đơn giản hơn nghĩa là những gì mà mình không hiểu, bây giờ mình đã hiểu, những gì mình lỗi, mình nhận đó là cái lỗi, những cái gì mà mình không sửa được mà bây giờ mình sửa được, những cái gì mà mình kém hiểu biết bây giờ mình thông tục hết thì gọi là vô lượng quan. Nên nhớ tất cả chúng ta ai cũng đều có cái trí huệ này, nhưng vì si mê, vì ở gần mực không gần đèn, từ chỗ vô thế gian này ăn no ngủ kỹ, danh, tài, sắc, lợi, những cái đó là gần mực, nó làm tiêu tán hết cái ngọn đèn trong tâm.

Bây giờ chúng ta đi chùa, chúng ta nghe Phật pháp, chúng ta tham cận quý Thầy, nhưng đây là phương tiện rất hạn hữu, chưa có thể thành đạt trí huệ. Vô lượng quan là phải thực hành như lý điểm chung của nó. Điều đó cũng có nghĩa cái trí huệ của chúng ta không phải thiếu sót hay do bính lấp, mà chỉ cần chúng ta ngồi lại, thấy lại cái tâm rõ ràng của mình lúc bình thường điên đảo vọng tưởng nhưng khi ngồi lại vẫn niệm rất rõ ràng “Nam Mô A Di Đà Phật” nhưng cái tâm mình không có chạy, hay chúng ta trì chú Đại bi, nguyên bài chú Đại bi miệng niệm nhưng tâm không chạy thì đây là chúng ta trở về hiện hữu cái trí huệ vô cùng đó của mình, chứ nó không ở đâu xa. Hễ mình nhường lại vọng tưởng thì cái trí huệ nó hiện hữu, cái mê cái tỉnh đó chỉ trong tít tắt như vậy thôi, mà chúng ta hiểu được như vậy thì đó là vô lượng quan.

Vô lượng thọ nghĩa là sao ? Vô lượng thọ ở đây có hai nghĩa: Một là không dính mắc tất cả các pháp, mọi sự, khen chê, phải trái, thân thù, những cái bên ngoài. Không dính mắc nghĩa là không thọ túc vô lượng thọ, đó là nhơn. Hai là nói về quả, vô lượng thọ ở đây có nghĩa là trở về với cái không dính mắc đó, tâm ngã vào ngã sở, pháp ngã vào pháp sở, nó không còn dính lẫn nhau thì đó không còn phiền não, không còn sanh tử thì gọi là vô lượng thọ.

Vô lượng công đức là sao ? Đức Phật có vô lượng công đức nên người mới biến ra cõi Tây phương của Ngài. Chúng ta nên nhớ, khi đức Phật Di Đà thành Phật rồi không phải là Ngài lên trên đó, Ngài ngồi một chỗ rồi Ngài hóa ra toàn bích cõi Tây phương tịnh độ sáng rỡ như bây giờ, Ngài ngồi tưởng ra cây bổ thọ, tưởng ra ao Bát Công Đức Thủy, tưởng ra những con chim, tưởng ra những đường đi bằng vàng, tưởng ra những ao báu, tưởng ra những hoa sen, và khi chúng ta niệm Phật, chúng ta có tính, có nguyện, có hạnh thì trong ao sen Thất Bảo có một thứ nước quý báu đủ 8 công đức là “Bát Công Đức Thủy”. Người được ân huệ tắm trong ao sen Thất Bảo này sẽ được trí não khai thông, chân thần thêm trong sáng. Đức Phật Di Đà ở trên đó từ vô lượng đức kiếp đã hóa ra được như vậy. Và khi chúng ta niệm Nam mô A Di Đà Phật có nghĩa mình cũng muốn có được vô lượng công đức giống như đức Phật Di Đà.

Làm sao chúng ta có được vô lượng công đức ? Trước hết, ta tự răn bản thân mình đừng giận quá, vì giận quá thì cả phúc lẫn đức bị tổn thất giống như ta đựng báu vật trong một cái túi thủng bị rót mất. Nếu chúng ta giúp đỡ những người khốn khó hơn mình, đó cũng là vô lượng công đức. Càng ngày chúng ta tích tụ càng nhiều, khi chúng ta đến được chỗ vô lượng công đức thì chúng ta không còn chấp nữa. Chúng ta làm một ngàn cái phước thì sẽ sanh ra được một ngàn công đức. Tại sao chúng ta làm phước mà lại được công đức ? Bởi vì công đức nghĩa là mình phải tự trị, tự tảo chứ không ai vào tự trị, tự tảo chúng ta được. Nhờ phước báu, từ làm phước, vào trong thế gian, giúp đỡ mọi người, nên tự nhiên mình cảm nhiễm được cái hạnh, thiện căn của mình. Thiện căn của mình có nhiều rồi, có một giây phút nào đó tự nhiên mình đột nhập được vào tâm Bồ đề của mình, vì các vị ở trên cũng thấy được, cũng giúp đỡ cho mình. Thì đến chỗ bờ đó được đức Quán Âm nói “Con hãy đi độ sanh” thì đây là chúng ta đã thành được công đức vô lượng vô biên rồi. Thành ra, một ngàn phước báu chúng ta làm thì nó cũng thành được một phần công đức. Có nghĩa là từ nay, mình không giận ai, dù ai có mắng có chửi mình mình cũng không giận tại vì mình đã có trí huệ rồi, mình làm phước nhiều tự nhiên phát sanh trí huệ. Ngày xưa mình ngồi niệm Phật vọng niệm chạy tùm lum, thì giờ vọng niệm càng bớt, càng thưa, đến lúc nào đó mình niệm, mình ngừng được một vài giây cái tâm điên đảo vọng tưởng trong mình thì từ đó sanh ra cái công đức vô lậu chút chút, đến lúc nó nhiều quá thì nó sẽ thành tụ nên cái trí huệ mà hơn thua chúng ta không màng đến nữa. Ghét, khen, chê không màng nữa, phải trái không để ý nữa, chuyện người không nói nữa thì từ đó lần lần ra cái công đức nên gọi là vô lượng công đức, thì chúng ta cũng sẽ có được như đức Phật A Di Đà.
 

Đức Phật giảng dạy: “Tu hành thì sẽ được thần thông”, nhưng tại sao trong thời kỳ của đức Phật lại cấm tất cả các đệ tử của Ngài không được sử dụng thần thông ? 

Ví dụ một người bị bệnh khiếm thính tưởng chừng khó chữa trị, nhưng có thầy thuốc chữa khỏi nghe được, hay bị bệnh câm, cũng nhờ thầy thuốc trị và nói được. Người thầy thuốc đó không phải tự nhiên có biệt tài như vậy mà đã được đức Quán Âm độ cho, nói cho người thầy thuốc đó biết. Ví dụ người bị bênh nan y muốn đi trị bệnh nhưng người thầy thuốc biết trị ở đâu, nhưng đức Quán Âm hiện ra trước mặt người đó chỉ cách nên người thầy thuốc thì mới bấm ngay chỗ cần trị của người bệnh. Thực ra đó là cách trị bệnh bằng tâm linh mà lúc đầu người thầy thuốc đó không thấy những cái linh ảnh, những tập khiến nghiệp của người bệnh đã hiện ra, nhưng sau từ từ người đó làm nhiều mới ra cái năng lực mới thấy được cái nghiệp của chúng sinh đã tạo thành bênh.

Nói cho rõ hơn một trường hợp khác, có một người bị bệnh, đau hoài, uống bao nhiêu thuốc cũng không khỏi, rồi đến nhờ ông A này trị, ông A này để tay vào người của người bệnh tự nhiên ông A thấy hiện ra những con heo, con gà cứ lảng vảng xung quanh người bệnh quá nhiều, đến khi trị xong ông A mới hỏi người bệnh có phải trước đó sát sinh nhiều phải không ? Người bệnh mới thú thật rằng ngày trước đã từng sát sinh nhiều lắm. Thì chúng ta phải biết: Những gì mà chúng ta làm đều vào trong người của chúng ta chứ nó không mất đi, mà nó nằm chính trong tâm của chúng ta. Do đó người ta nói “địa ngục tại tâm, thiên đường tại tâm” chứ không tại đâu cả. Chúng ta sát sinh như thế nào thì khi chúng ta nằm xuống, những sinh linh đó sẽ hiện ra, nó mổ, nó hét bên tai ta, thì chúng ta biết chúng hiện ra từ trong lòng chúng ta, do tai nghe, mắt thấy của mình hành động nhiều lần như thế khi còn sống thành một cái nghiệp sát quá nặng, và khi mình mất thì nó như cuốn phim, nó hiện ra tuần tự tạo ra và khi mình trung vào trong cái chỗ sợ hãi đó của mình thì cái cõi đó mình gọi là cõi địa ngục, vô đó chịu khổ với chúng sanh. Chính chúng ta tạo ra nó và nó rút mình vào trong chỗ đó chứ không ai bắt mình bỏ vô đó được.

Nói như vậy thì thấy những bệnh nhân câm, điếc đều là bệnh khó có thể chữa. Và người thầy thuốc đó cũng rất có thể không trị cho người bệnh câm điếc đó được nếu không nhờ năng lực của đức Quán Âm. Thời kỳ này đang là thời mạt pháp, là thời kỳ xá tội. Mà xá tội ở đây không phải Ngài muốn mà do ở trên cõi Niết bàn của đức Phật Thích Ca, đức Phật Thích Ca mới ban lệch cho đức Phật Di Đà, đức Phật Di Đà ban lệnh cho lệnh đức Quán Thế Âm tiếp đến đức Phật Di Lặc ban lệnh cho các vị Đại địa Bồ Tát xuống đây, lệnh này nói nôm na là xá tội cho chúng sanh những bệnh tật ở thế gian, thì đức Quán Âm mới xuống đây làm, không phải Ngài tự ý làm mà dưới Ngài là chúng ta đây, nhưng trên Ngài có đức Phật Di Lặc, có đức Thích Ca, có đức A Di Đà, không phải Ngài muốn đi thì đi.

Tại sao bà Dương Minh trị bệnh tiểu đường, hay bệnh ung thư bà chưa có thấy tiến triển đúng như ý của bà, nên bà đang còn chờ thời gian, còn những bệnh như câm, điếc bà chỉ cần để tay lên đó trì bảy biến chú đều hết liền, bệnh lâu đến như thế nào bà trị vẫn hết. Như vậy chúng ta hỏi tại sao đức Phật cấm dùng thần thông mà bà lại dùng thần thông ? Đây không có thần thông gì cả, vì không có chuyện  hóa nghiệm ra đức Quán Âm ở trên trời, phóng một cái thì hào quang hướng bào tai, miệng của người bệnh và người bệnh hết bệnh mà gọi là thần thông, mà đây là lòng đại bi của các Ngài, và khi bà để tay vào người bệnh thì  người bệnh khỏi, có hai lý: một cái là căn và một cái là nghiệp. Nghiệp là do thói quen tạo bao nhiêu chuyện xấu ác ở kiếp trước nên cái căn quả hôm nay phải lãnh. Ngài phải có lòng Đại bi lớn Ngài mới lấy các nghiệp chủng của chúng sanh được, cho nên Ngài chỉ chuyển một chút xíu là bệnh tật tiêu tan.  Như chúng ta thì trị không nỗi, mình lãnh cái đuôi, cái câm, cái điếc của người nào đó mà mình nguyện nghiệp thì mình sẽ đưa những cái câm, cái điếc của những người đó, mình trị bệnh cho người đó mà mình không có lòng Đại bi nhiều thì mình sẽ lãnh những cái hậu quả của những người đó về mình hết. Nhưng đây là đức Phật, khi Ngài đã ra tay thì những người đó sẽ phải hết bệnh, hết bệnh đây là do lòng Đại bi của Ngài, Ngài rút những cái nghiệp của người đó đi.

Tại sao nói đức Phật cấm dùng thần thông nhưng chính Ngài lại dùng thần thông ? Đối với người còn bản ngã đức Phật cấm dùng thần thông chứ không phải cấm người vô ngả dùng thần thông. Mình thường hay trì chú để mình đi trị bệnh thì công năng của chú rất bất khả tư nghì. Mình nguyện mình trị bệnh cho mọi người thì mình sẽ có cơ hội để đi trị bệnh cho người ta hết bệnh nhưng mình còn phàm, cái ngã chấp tàn của mình ta đây là giỏi, là cao, từ từ nó sẽ hiện lên, vì nó vô hình, vì tâm chúng ta vô tướng, hễ mình đụng vào chỗ ngã ái, chấp, tàn thì nó sẽ tăng, nên đức Phật cấm dùng thần thông, hay cấm mình làm những việc đó là để đừng cho cái bản ngã hẹp hòi của người đó tăng lên. Vì chính bản ngã hẹp hòi đó đã ẩn náu trong đó vô lượng ức kiếp rồi mà không biết tiêu diệt nó, lại càng muốn tăng lên, mà hễ nó tăng lên một kiếp như vậy thì mình phải mấy chục ngàn kiếp để mình xóa bỏ cái tâm đó, nó rất nguy hiểm.

Ngày xưa, ngài A La Hán cũng dùng thần thông biểu diễn trước mặt mọi người, rồi mấy vị treo một đồ vật trên cây cao đố Ngài lên lấy, Ngài lên lấy được. Chuyện ông La hán thực hiện thần thông đến tai đức Phật, từ chuyện này, từ đó đức Phật cấm tuyệt đối các vị đệ tử không được dùng thần thông nữa. Tuy nhiên, muốn độ được một người thành chánh quả các Ngài vẫn phải dùng thần thông. Như vậy, dùng hay không dùng thần thông không phải là đức Phật cấm, mà đức Phật thấy ai còn bản ngã thì Ngài khuyên không nên dùng thần thông, thậm chí có người còn bản ngã nặng thì cẩm hẳn, chỉ có các vị vô ngã thì mới được dùng thần thông.