Ngải cứu... cứu chị em. Ngon, bổ cùng ngải cứu

Ngải cứu... cứu chị em
Sau mỗi lần vượt cạn hay đèn đỏ, chị em phụ nữ lại bị mất đi một lượng máu đáng kể và sức khỏe cũng bị ảnh hưởng. Một trong những món ăn không chỉ chị em sưu tầm để ăn mà ngày nay, nam giới cũng đã “đồng cảm” thưởng thức cùng, đó là ngải cứu - cây rau, vị thuốc quý dễ kiếm tìm và dễ chế biến.

Ngải cứu 
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết trừ hàn thấp, an thai, cầm máu. Ngải cứu có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, người kiệt sức hay mang thai, cho con bú, những người ốm lâu ngày... đều dùng ngải cứu được. Khi dùng ngải cứu chế biến món ăn người ta thường dùng ngải cứu tươi. Ngải cứu với trứng gà: Trứng gà tươi 2 quả, ngải cứu tươi 200g, dầu ăn, gia vị đủ dùng. Ngải cứu rửa sạch, chọn những búp, lá non thái nhỏ. Cho trứng vào đánh tan cùng với lá ngải cứu đã thái nhỏ, thêm gia vị. Có thể rán cùng với dầu ăn hoặc hấp trên lá chuối. Nên ăn khi nóng. Ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong 10 ngày. Món ăn này giúp lưu thông máu lên não, những người hay bị đau đầu nên ăn.
Gà tần ngải cứu: Gà ri hoặc gà đen 1 con, táo đỏ, ý dĩ, kỷ tử, hạt sen, tam thất, ngải cứu, gia vị mỗi thứ một ít. Gà đem làm sạch, mổ moi bỏ hết lòng gian, ruột sau đó nhồi tất cả các vị thuốc trên vào bụng gà, dùng chỉ khâu kín lại. Cho gà vào nồi, đổ nước săm sắp rồi cho thêm ngải cứu vào hầm đến khi gà chín nhừ là được. Gà tần ngải cứu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp xương cốt dẻo dai, cơ thể mạnh khỏe, những phụ nữ sau khi sinh con nên dùng.
Ngải cứu nấu sườn lợn: Ngải cứu 300g, sườn thăn lợn 500g. Sườn lợn rửa sạch, chặt nhỏ cho vào nồi ninh nhừ rồi nêm gia vị. Ngải cứu nhặt bỏ cuộng, rửa sạch cho vào nồi sườn đã ninh nhừ, nấu khoảng 10 phút nữa là dùng được. Nên ăn nóng, có thể ăn không hoặc ăn với cơm. Món ăn này chữa các chứng kinh nguyệt không đều, bế kinh.
BS. Nguyễn Nghiêm Huệ


----------------------------------------------------------------------------------------------------


Ngải cứu còn được gọi với cái tên khác là “ngải diệp”. Đây là loại thảo dược có màu xanh đậm, lá hình răng cưa, vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết trừ hàn thấp, an thai, cầm máu. Đối với những người phụ nữ sau khi sinh con thì ngải cứu còn có thể được chế biến làm thức ăn bồi bổ sức khỏe.
Bên cạnh những tác dụng chính ở trên thì lá ngải cứu còn được sử dụng để giúp chị em giữ gìn nhan sắc. Da của bạn có những vết chàm, những mụn nhỏ làm bạn thấy mất tự tin khi đứng trước đám đông?...Đừng lo lắng, bởi chỉ cần ra chợ mua vài mớ ngải cứu về và với vài thao tác đơn giản là bạn có thể tự “điều trị” làn da của mình được rồi.


Ngải cứu có thể dùng để đắp ngoài hoặc sắc lấy nước uống. Nếu “ngại” vị đắng của ngải cứu, bạn hãy dùng lá ngải cứu đem đun sôi cho nhừ và dùng vải mỏng lọc lấy nước. Thứ nước này dùng để thoa lên mặt mỗi tối khi đã rửa sạch mặt. Bạn nên nhớ là chỉ nên đắp vào những vùng da xấu thôi nhé, vì nếu sử dụng không đúng cách, ngải cứu có thể có những tác dụng phụ ảnh hưởng tới làn da của bạn.

Với những ai có thể “chiều” được vị đắng của ngải diệp thì có thể đun thành nước và chắt uống. Nếu bạn quá bận rộn và không phải lúc nào cũng có thời gian ra chợ để mua lá ngải cứu về đun thì hãy sao khô thật nhiều lá một lúc và bỏ vào lọ dùng dần. Mỗi lần sử dụng, bạn hãy pha như pha chè vậy. Nhưng cũng không nên uống quá nhiều, chỉ nên uống một lượng  nhỏ mỗi ngày để làm đẹp da. 

Trong lá ngải cứu có chứa những chất giúp phân giải chất béo rất tốt. Đặc biệt với những bạn gái có làn da dầu thì loại lá này còn giúp làm sạch các chất bẩn bám trên da, giữ ấm giúp da luôn ẩm và mịn màng.

Thông tin được tư vấn bởi Vietlinkmedia

--------------------------------------------------------------------------------------------------

Cây ngải cứu rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, bởi nó vừa dễ ăn lại dễ tìm. Song có rất nhiều công dụng chữa bệnh cũng như các món ăn từ ngải cứu, bạn đã biết chưa?

Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, tên khoa học là Artemisia vulgaris L. thuộc họ cúc. Quanh năm đều có ngải cứu nhưng tốt nhất là hái cành và lá vào tháng 6 (gần tương ứng với mồng 5 tháng 5 âm lịch), phơi khô trong râm mát. Có khi hái về phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu. Ngải cứu có tính ôn, hơi cay, dùng điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, động thai, thổ huyết...


Ngải cứu - vị thuốc quý dễ tìm cho nhiều người
Ngải cứu chữa bệnh
- Làm điếu ngải : lấy lá ngải cứu khô vò nát, loại bỏ cành cuống, lấy phần còn lại là ngải nhung đem cuốn thành điếu như điếu thuốc lá hay to hơn tùy theo ý định sử dụng. Điếu ngải được đốt mang tính nóng ấm cao (thuần dương), nên khi dùng để làm nóng (cứu) các huyệt gọi sẽ làm khí huyết lưu thông mạnh, gây ấm nóng cơ thể, giảm đau, sưng, mỏi cơ, tiết dịch, giải độc, làm mềm chỗ cứng và tan máu tụ. Có thể dùng điếu ngải theo mấy cách sau :

- Để điếu ngải hơ lên huyệt đến khi bệnh nhân cảm thấy ấm dễ chịu (cứu ấm), dùng để trị các bệnh hư suy đau yếu.

-  Đưa điếu ngải gần sát da, bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên (cứu mổ cò). Thực hiện 3-5 lần, cách cứu này để chữa các bệnh thực (bệnh mới phát).

- Đặt điếu ngải lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng cho đến khi thấy nóng nhiều ở vùng định cứu là được (làm 2-3 lần), cách cứu này để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt.
Làm thuốc điều kinh: Một tuần trước ngày kinh dự kiến, lấy mỗi ngày 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g). Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai. Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200 ml nước, sắc còn 100 ml, thêm chút đường chia uống 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

- Giúp an thai: Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai.

-Những người kiệt sức hay các bà mẹ đang cho con bú: Lấy 5 cành lá ngải cứu tươi (hoặc khô), rửa sạch, băm nhỏ, pha với một cốc nước sôi, uống hàng ngày sẽ mau hồi phục sức khỏe.

-Trị mụn trứn cá: Lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục sẽ cho bạn làn da mịn màng và trắng hồng.

-Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ: Với những trẻ nhỏ thường hay bị rôm sảy, xay nát lá ngải cứu, lọc lấy nước cốt rồi hòa vào nước tắm của trẻ. Làm liên tục trong vài ngày, các nốt ngứa sẽ lặn mất.


Trứng gà ngải cứu - món ăn quen thuộc bổ dưỡng của nhiều gia đình

Món ăn với ngải cứu

- Canh ngải cứu nấu thịt nạc: Bài thuốc chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh...). Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.

- Trứng gà tráng ngải cứu: Giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu. Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.

- Gà tần ngải cứu: Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.

- Cháo ngải cứu có thể chữa động thai hoặc giảm đau thấp khớp. Cách nấu :  lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.
Vi Vi
(Tổng hợp)

---------------------------------------------------------------------------------------------

Ngon, bổ cùng ngải cứu



Ngon, bổ cùng ngải cứu Ngải cứu giàu dược tính nhưng lại có mùi ngai ngái khó ăn. Những món dưới đây sẽ giúp loại rau này dễ thưởng thức hơn.
Ngải cứu cam gừng
Ngon, bổ cùng ngải cứu, Món ăn ngon, Ăn gì - du lịch ở đâu,
Nguyên liệu:
3 nhánh ngải cứu, 2 lát cam thảo, 1 thìa cà-phê gừng thái lát, 1 thìa cà-phê mật ong.
Thực hiện:
Lá ngải cứu nhặt rửa sạch với nước muối pha loãng, ép lấy nước cốt. Đun nóng hỗn hợp gồm: nước ép ngải cứu, 200ml nước, gừng thái lát và cam thảo. Nước sôi, để lửa liu riu, đun thêm khoảng 15 phút, tắt bếp.
Sau đó lọc lấy phần nước, bỏ phần xác. Cho nước ngải cứu ra ly, thêm mật ong vào hòa tan. Trang trí với nhánh ngải cứu. Dùng khi nước còn ấm hoặc uống nóng. Để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm đường.
Chim cút hầm ngải cứu
Ngon, bổ cùng ngải cứu, Món ăn ngon, Ăn gì - du lịch ở đâu,
Nguyên liệu:
2 con chim cút tươi, 100g đậu xanh cà, 5 lá ngải cứu non, 30g hạt trân châu thuốc Bắc, 300ml nước dùng xương lợn, 1 thìa cà-phê đầu hành lá băm, nước mắm, đường, hạt nêm, tiêu.
Thực hiện:
Chim cút làm sạch, ướp với 2 thìa cà-phê nước mắm, 1 thìa cà-phê đường, 1/8 thìa cà-phê tiêu, đầu hành lá băm, để khoảng 10 phút cho thấm. Đậu xanh ngâm nở. Hạt trân châu luộc chín, xả nguội.
Xếp lá ngải cứu vào nồi đất, cho chim cút và đậu xanh lên, đổ nước dùng vào, đun sôi, sau đó để lửa liu riu. Chim cút mềm, cho hạt trân châu vào, nêm 1/2 thìa cà-phê hạt nêm, tắt bếp. Cho chim cút hầm ngải cứu ra tô, rắc tiêu, dùng nóng.
Sườn ram ngải cứu
Ngon, bổ cùng ngải cứu, Món ăn ngon, Ăn gì - du lịch ở đâu,
Nguyên liệu:
600g sườn non, 2 nhánh ngải cứu, 1 thìa cà-phê đầu hành lá băm, nước mắm, đường, hạt nêm, tiêu, dầu ăn.
Thực hiện:
Lá ngải cứu rửa sạch, ép lấy nước cốt. Sườn non chặt vừa ăn, ướp với 2 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp đường, 1/4 thìa cà-phê tiêu, 1/2 thìa cà-phê đầu hành lá băm, để khoảng 10 phút cho thấm. Phi thơm phần đầu hành lá băm còn lại với 2 thìa súp dầu ăn, cho sườn vào đảo đều đến khi cạn nước, cho nước cốt ngải cứu và 100ml nước vào.
Đậy nắp, để lửa liu riu cho đến khi cạn nước. Xăm thử, nếu sườn chưa mềm, thêm ít nước vào đun tiếp đến khi sền sệt. Nêm 1/2 thìa cà-phê hạt nêm, tắt bếp. Món này dùng nóng với cơm và rau luộc, dọn kèm nước mắm nguyên chất.
Súp gấc nấu ngải cứu
Ngon, bổ cùng ngải cứu, Món ăn ngon, Ăn gì - du lịch ở đâu,
Nguyên liệu:
1 quả gấc chín, 1 miếng đậu phụ lụa, 100g hoa hẹ, 5 quả trứng cút, 5 lá ngải cứu non, 400ml nước dùng xương lợn, nước mắm, muối, đường, hạt nêm, tiêu.
Thực hiện:
Gấc lấy thịt, bỏ hạt. Trứng cút luộc chín, bóc vỏ. Hoa hẹ thái khúc. Đậu phụ thái quân cờ. Lá ngải cứu thái nhuyễn. Đun nước dùng xương lợn và thịt gấc, nêm 2 thìa cà-phê nước mắm, 1/2 thìa cà-phê đường, 1/4 thìa cà-phê muối. Nước sôi, để lửa liu riu khoảng 10 phút. Sau đó cho tiếp trứng cút, đậu phụ, hoa hẹ vào, đun thêm khoảng 5 phút. Cuối cùng cho 1/2 thìa cà-phê hạt nêm và ngải cứu vào, nêm lại vừa ăn, tắt bếp, rắc tiêu. Dùng nóng với cơm, dọn kèm nước mắm nguyên chất.
Cá bọc ngải cứu
Ngon, bổ cùng ngải cứu, Món ăn ngon, Ăn gì - du lịch ở đâu,
Nguyên liệu:
500g cá thát lát tươi, 10 lá ngải cứu non, 1 thìa cà-phê đầu hành lá băm, nước mắm, hạt nêm, tiêu, dầu ăn.
Thực hiện:
Lá ngải cứu rửa sạch, thái thật nhuyễn. Cho cá thát lát vào bát cùng với lá ngải cứu thái nhuyễn, nêm thêm 2 thìa cà-phê nước mắm, 1/2 thìa cà-phê hạt nêm, 1/4 thìa cà-phê tiêu, đầu hành lá băm nhỏ. Dùng thìa tán đều cho đến khi cá thật dẻo. Sau đó thoa dầu ăn vào tay, vo tròn từng viên cá đều nhau, ấn hơi dẹp. Xếp cá vào khay rồi đem hấp cách thủy khoảng 20 phút. Cá chín, lấy ra. Xếp cá vào đĩa, dùng nóng với rau luộc, dọn kèm nước mắm nguyên chất.
(Theo TTGĐ, Vào bếp)

----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Món ăn tốt sau kỳ "đèn đỏ"

Những ngày đèn đỏ, cơ thể, sức khỏe của phụ nữ bị thay đổi, ảnh hưởng nhiều: da xanh, nhợt nhạt, người mệt mỏi, dễ gây cáu gắt. Hơn thế, nhiều chị em "máu trâu"(kinh nguyệt nhiều) mất máu trong thời kỳ kinh nguyệt, khiến họ bị hoa mắt. Liệu pháp ăn uống dưới đây sẽ giúp bạn hồi phục cơ thể sau những ngày đèn đỏ:


Gà ta nấu với ngải cứu: gà mái ngon 1 con khoảng 1kg, ngải cứu 150g. Gà mái làm sạch, chặt miếng nhỏ. Ngải cứu rửa sạch. Cho gà vào nồi rang chín tái rồi cho nước vào đun trong vòng 45 phú. Khi thịt gà chín mềm, cho ngải cứu vào đun sôi, nêm gia vị vào là dùng được. Ăn nóng, ăn 2lần/ngày. Ăn trong ngày có kinh. Món ăn có tác dụng bổ khí, bổ máu. Những người kinh nguyệt nhiều, hay mất ngủ, bụng dưới đau, sử dụng rất thích hợp.

Thịt dê xào đương quy, sinh địa: thịt dê 500g; đương quy, sinh địa mỗi thứ 15g; gừng, gia vị, dầu ăn đủ dùng. Thịt dê rửa sạch, thái miếng. Hai vị thuốc trên rửa sạch. Cho tất cả vào nồi xào cháy cạnh, nêm gia vị là dùng được. Món ăn có tác dụng ích khí, thích hợp với những người kinh nguyệt nhiều, da mặt nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi.

Canh sò biển, mực khô, thịt lợn: thịt sò biển 60g, mực khô 100g, thịt lợn nạc 100g. Ngâm cho mực khô mềm, thái nhỏ. Thịt nạc rửa sạch, băm nhỏ. Cho cả 3 thứ trên vào nồi, xào qua rồi đổ nước hầm  tới khi chín nhừ, nêm gia vị là dùng được. Món ăn này phù hợp với người kinh nguỵệt nhiều, đau bụng khi hành kinh, bí đại tiện.


Theo SK&ĐS

4 vị thuốc chữa bệnh phụ nữ




Ích mẫu
Đan sâm: còn gọi là huyết sâm, xích sâm, huyết căn. Thuốc dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, con gái chưa lấy chồng mà da mặt xanh nhợt, ăn uống thất thường, tinh thần suy nhược, thiếu máu, phá hòn khối trong bụng. Đan sâm còn trị sưng đau khớp xương, ung nhọt, mẩn ngứa. Dùng rễ khô, sắc uống ngày 6 -12g. Lưu ý không dùng khi không ứ huyết.
Đương quy: còn có tên tần quy, tây quy, vân quy, xuyên quy, đương quy. Thuốc chữa huyết hư, đau nhức lưng, chân, tay và lạnh, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, đại tiện táo. Bộ phận dùng gồm rễ khô, tính ấm vị ngọt, cay hơi đắng vào tâm, can, tỳ. Dùng dạng sắc hay ngâm rượu. Ngày 12 - 16g. Không dùng khi tỳ thấp, đầy trướng, tiêu chảy.
Hoài sơn: còn gọi là khoai mài, củ mài, sơn dược. Chữa khí hư nhiều, cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, tả, lỵ, ho suyễn, yếu mệt, đái tháo, miệng khát, đái dắt... Dùng củ khô đã chế biến có tính bình, vị ngọt vào tỳ, vị đi vào kinh phế, thận. Sắc uống ngày 20 - 30g, bột 5 - 10g/ngày. Không dùng cho người thấp nhiệt, đại tiện táo.
Ích mẫu: còn gọi là chói đèn, sung úy, ích minh. Vị này có tác dụng trị chậm kinh, ít kinh, không đều, đau bụng, khí hư, bạch đới, khó đẻ, thai chết lưu, đẻ sót rau, xây xẩm chóng mặt sau đẻ, chảy máu, ra nhiều máu hôi. Dùng thân, cây, cành có nhiều lá chưa có hoa hoặc hoa mới nở. Vị này tính hơi lạnh, cay đắng vào tâm bào, can. Sắc uống hay dùng cao ngày 10 - 30g. Không dùng ích mẫu cho người huyết hư không ứ. Phụ nữ đang mang thai uống quá liều có thể gây tai biến chảy máu nhiều.
BS. Hoàng Xuân Đại