Cây thuốc chữa bệnh

Cây thuốc chữa bệnh

1-Sự tích cây thuốc huyết dụ
      Cây huyết dụ
 Sau giấc mộng kỳ lạ của một nhà sư, người làm nghề mổ lợn đã cắm con dao bầu của mình trước sân chùa xin giải nghệ; con dao biến thành cây huyết dụ - cây thuốc chữa các chứng bệnh có chảy máu.
Huyết dụ là cây cảnh được nhập trồng từ lâu đời. Tên gọi của nó bắt nguồn từ một câu chuyện cổ Phật giáo: Ngày xưa, có một người chuyên nghề giết lợn. Nhà anh ta ở cạnh một ngôi chùa. Hằng ngày, cứ mờ sáng, hễ nghe tiếng chuông chùa là anh thức dậy mổ lợn.
Một hôm, sư cụ trên chùa nằm mộng thấy một người đàn bà dắt 5 đứa con đến xin cứu mạng. Sư hỏi cứu như thế nào, bà ta nói chỉ cần ra lệnh cho chú tiểu sáng hôm sau đánh chuông chậm lại. Sư cụ thực hiện đúng lời thỉnh cầu, nên anh đồ tể ngủ quên, dậy muộn quá, không kịp thịt lợn nữa. Anh chàng tức giận sang chùa trách sư cụ, và được kể về giấc mơ kể trên. Về nhà, anh ta thấy con lợn mình mới mua định giết thịt sáng nay đã đẻ được 5 lợn con.
Anh đồ tể bỗng giật mình hối hận vì đã giết rất nhiều sinh mạng, liền chạy về nhà cầm con dao bầu rồi sang cắm giữa sân chùa, thề rằng từ nay xin giải nghệ. Về sau, con dao hóa thành một loại cây có lá màu đỏ như máu, nhọn như lưỡi dao bầu và được người đời đặt tên là cây huyết dụ.
Theo kinh nghiệm dân gian, lá huyết dụ được dùng làm thuốc cầm máu, chữa rong huyết, băng huyết (không được dùng trước khi đẻ hoặc đẻ rồi còn sót rau), xích bạch đới, thổ huyết, lỵ ra máu, đái ra máu, ho ra máu, sốt xuất huyết. Liều dùng hằng ngày: 16-30 g lá tươi hoặc 8-16 g lá phơi khô, sắc uống. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
Chữa rong kinh, băng huyết: Lá huyết dụ 20 g, rễ cỏ tranh 10 g, đài tồn tại quả mướp 10 g, rễ cỏ gừng 8 g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.
Hoặc lá huyết dụ 20 g, cành tía tô 10 g, hoa cau đực 10 g, tóc một nhúm (đốt thành than). Trộn đều, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống.
Chữa kiết lỵ ra máu: Lá huyết dụ 20 g, cỏ nhọ nồi 12 g, rau má 20 g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng 2-3 ngày.
Chữa xuất huyết dưới da, sốt xuất huyết: Lá huyết dụ để tươi 30 g, trắc bá sao đen 20 g, cỏ nhọ nồi 20 g. Sắc uống.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)


2-Cây NGải Diệp
ARTEMISIA  VULGARIC
Tên cây : Ngải cứu, thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (Tày), quá sú (H`mông), co linh li (Thái).
Mô tả : Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4 - 1m; cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông.Phân bố : Cây mọc hoang ở miền núi, nhưng chủ yếu được trồng để làm thuốc.Bộ phận dùng : Toàn cây, bỏ rễ. Thu hái vào mùa xuân hạ, khi hoa chưa nở. Dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm.Thành phần hóa học : Cả cây chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, (-thuyon, dehydro, matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin.Công dụng : Chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp, ghẻ lở. Ngày 6 - 12g dạng sắc, cao. Ngải nhung dùng làm mồi cứu. Ðể điều kinh, uống tuần lễ trước khi có kinh.
 
3- TRINH NỮ HOÀNG CUNG
( CRINUM  LATIFOLIUM )  
Mô tả cây : Trinh nữ hoàng cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.
Hoa mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con có thẻ tách ra để trồng riêng dễ dàng.
Thành phần hoá học : Năm 1984, Ghosal đã phân lập và xác định từ cán hoa trinh nữ hoàng cung một glucoancaloit có tên latisolin. Thuỷ phân bằng enzym thu được aglycon có tên latisodin. Ghosal và Shibnathcòn phân lập được từ thân hình lúc cây đang ra hoa pratorimin và pratosin là hai ancaloit pirolophenanthrindon mới cùng với những chất đã được biết như pratorinmin, ambelin và lycorin.ghosal còn tách được từ trinh nữ hoàng cung một số dẫn chất ancaloit có tác dụng chống ung thư crinafolin và crinafolidin. Từ dịch ép của cánh hoa ông còn tìm được 2 ancaloit mới có nhân pyrrolophennanthridin là 2-epilycorin và 2-epipancrassidin
Một số nhà khoa học Nhật Bản cũng tìm thấy một số ít ancaloit khác từ trinh nữ hoàng cung
Công dụng và liều dùng : Từ những năm 1989-1990, nhân dân ta đồn nhau tìm sử dụng lá cây trinh nữ hoàng cung để chữa những trường hợp u xơ, ung thư tử cung, u xơ và ung thư tiền liệt tuyến với cách sử dụng như sau: ngày uống nước sắc của ba lá trinh nữ hoàng cung hái tươi thái nhỏ ngắn 1-2cm, sao khô màu hơi vàng, uống luôn trong 7 ngày, rồi nghỉ 7 ngày, sau đó uống tiếp 7 ngày nữa, lại nghỉ 7 ngày và uống tiếp 7 ngày. Tổng cộng 3 đợt uống là 63 lá, xen kẽ 2 đợt nghỉ uống, mỗi đợt 7 ngày. Nhiều người chỉ uống nước sắc trinh nữ hoàng cung như trên cũng thu được kết quả tốt. Nhưng cũng có một số bệnh nhân uống thêm cùng với nước sắc trinh nữ hoàng cung một đơn thuốc bổ thận mà cũng khỏi.
Ðể tiện cho người dùng cũng như tiện cho thầy thuốc theo dỏi kết quả điều trị, sau khi kiểm tra đúng các vị thuốc, chúng tôi chế thành ba dạng thuốc: trà trinh nữ hoàng cung, trà thuốc bổ thận, trà phối hợp thuốc bổ thận và trinh nữ hoàng cung. Ở những nơi khí hậu quá ẩm thấp, dạng trà khó bảo quản, chúng tôi chế thành dạng nước sắc đóng ống, cũng với ba dạng như trên,
            Khi uống phối hợp nước sắc trinh nữ hoàng cung với đơn thuốc bổ thận, thi cân 10 thang thuốc bổ thận. Tuần đầu uống 4 thang thuốc bổ thận, cùng với uống 7 ngày uống nước sắc trinh nữ hoàng cung. 2 tuần sau, khi uống nước sắc trinh nữ hoàng cung thì mỗi tuần uống 3 thang thuốc bổ thận.
4-Cây CHÓ ĐẺ
( PHYLLANTHUS    URINARIA )
Tên cây : Chó đẻ, chó đẻ răng cưa, cam kiềm, diệp hạ châu, rút đất, khao ham (Tày).Mô tả : Cỏ sống hàng năm hoặc sống dai, cao 20 - 30cm. Thân nhẵn, thường màu đỏ. Lá mọc so le, cuống rất ngắn, xếp hai dãy sít nhau như một lá kép lông chim. Hoa mọc ở kẽ lá, đơn tính cùng gốc. Hoa đực ở đầu cành, hoa cái ở cuối cành. Quả nang không cuống, hình cầu hơi dẹt, có gai.Phân bố : Cây mọc hoang ở khắp nơi.Bộ phận dùng : Toàn cây. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ. Thường dùng tươi. Có thể dùng cây phơi hoặc sấy khô.Thành phần hóa học : Toàn cây chứa chất đắng, alcaloid.Công dụng : Chữa viêm họng, ung nhọt, đinh râu, lở ngứa, chàm má, tưa lưỡi, đau khớp, rắn rết cắn, ứ huyết sau khi đẻ, sốt, đau mắt, bệnh gan. Ngày 8 - 16g cây khô sắc uống, hoặc 20 - 40g cây tươi giã nát với muối, vắt lấy nước uống, bã đắp. Cũng dùng loài P. nirurii.
5- Về hiệu quả của phương pháp  thực dưỡng bằng gạo lứt, muối mè

Phương pháp điều trị bệnh tật bằng cách ăn "gạo lứt, muối mè" được gọi là "phương pháp thực dưỡng" (Macrobiotics), ra đời bởi giáo sư người Nhật có tên Sakurazawa Nyoichi - mà bây giờ, người ta vẫn quen gọi là phương pháp Oshawa . Phương pháp này nở rộ trên đất nước Nhật Bản sau ngày Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, và rất nhiều người sống dở chết dở vì nhiễm phóng xạ. Đặc biệt hơn, năm 1982, khi một số tờ báo có uy tín trên thế giới như tờ Paris Match ở Pháp, tờ Life ở Mỹ, tờ Atarashiki Sekaia ở Nhật đồng loạt đăng tải về trường hợp bác sĩ Anthony Sattilaro, Giám đốc Bệnh viện Methodist, bang Philadelphia, Mỹ đã chữa lành bệnh ung thư xương bằng cách ăn gạo lứt, muối mè, thì phương pháp Oshawa trở nên phổ biến, rồi được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh.
Theo Tiến sĩ y, sinh học Đào Đại Cường, hiện là cán bộ giảng dạy Trường đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, thì: "Thành phần của gạo lứt gồm có chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin nh B1, B2, B3, B6 và các axit nh Axit Pantôtênic, Axit Paraaminôbenzôic, Axit Pôlic, Axit Phityn, chất Canxi, chất sắt, chất Ma-nhê, chất Xêlen, Glutathiôn, Ka-li và Na-tri. Còn trong dầu mè có viatamin H, vitamin E, vitamin K, tiền vitamin A cùng các chất như Phốt pho, chất béo chưa bão hòa". Chất Xê-len chẳng hạn, nó đã đợc y học chứng minh rằng có khả năng ngăn ngừa ung thư, chất Glutathiôn thì phòng nhiễm bụi phóng xạ, Axit Pantôtênic giúp tăng cường chức nắng của vỏ não, chống viêm da, u bướu ác tính nên việc duy trì một chế độ ăn gồm toàn gạo lứt, muối mè để phòng ngừa và chữa bệnh ung thư là có cơ sở. 
Tuy nhiên không phải bất cứ trường họp ung thư, hoặc bệnh tật nào mà ăn gạo lứt, muối mè cũng đều lành. Hơn nữa, cơ thể con người - nhất là những người trẻ tuổi thì gạo lứt, muối mè không có khả năng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm giúp cho sự phát triển, mà cần phải có chất đạm, chất béo, các vitamin trong thịt, cá, trứng, sữa, rau củ, trái cây...
ở Việt Nam , phương pháp thực dưỡng bằng gạo lứt, muối mè bắt đầu xuất hiện vào khoảng năm 1963, nhưng lúc ấy mới chỉ có một số ít người áp dụng, và hiệu quả thì không thấy nói đến nên nó không đợc phổ biến sâu rộng. Đến nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, số người ăn gạo lứt, muối mè cũng không nhiều. Phần lớn ngời ăn gạo lứt, muối mè là những ngời mắc bệnh nan y, hoặc mạn tính, nghe lời truyền khẩu nên bắt chước ăn theo với suy nghĩ "có bệnh thì vái tứ phương".
Chị Kha, nhà ở hẻm 57, quốc lộ 13, phờng 26, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh cho biết: "17 năm trước, tôi bị viêm xoang rất nặng, mũi thường xuyên tiết dịch nhầy, hôi hám, đôi khi chảy máu và nhức đầu triền miên. Đi bệnh viện khám lần nào bác sĩ cũng khuyên mổ. Nghe theo sự chỉ dẫn của người quen, tôi ăn gạo lứt, muối mè liên tục trong một tháng thì các triệu chứng kể trên hoàn toàn biến mất. Đến nay, sau 17 năm, tôi vẫn ăn gạo lứt, muối mè và hoàn toàn khỏe mạnh". 
Một bệnh nhân khác - là giảng viên Trường đại học Ngân hàng - bị một khối u trong ổ bụng và đã qua ba lần mổ mà sức khỏe của chị ngày càng suy kiệt. Thật bất ngờ, từ khi ăn gạo lứt, muối mè, tình hình sức khỏe của chị được cải thiện trông thấy.
Bà Trần Thị Phượng, ở chợ Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, bị bệnh tiểu đường hơn 30 năm nay, kể: "Sau một tháng ăn toàn gạo lứt, muối mè, lượng đường trong máu tôi có giảm đi và 12 năm nay, nó gần như cứ giữ nguyên. Đặc biệt là trước kia, mỗi lần bị vết thương chảy máu thì nó rất lâu lành nhưng từ ngày ăn gạo lứt, muối mè, lỡ có đạp miểng chai hay cắt dao vào tay thì chỉ ba bữa là khô miệng". Gặp vị bác sĩ đã nhiều năm theo dõi bệnh tật của bà Phượng, ông công nhận: "Đúng là sau rất nhiều lần xét nghiệm, lượng đường trong máu của bà chỉ cao hơn mức bình thường một chút nhưng vẫn phải thường xuyên kiểm tra!!".
Như thế, việc áp dụng phương pháp "thực dưỡng bằng gạo lứt, muối mè" để đều trị một số bệnh tật xem ra có hiệu quả. Tuy nhiên, một số bác sĩ chuyên khoa Ung bướu thuộc Trung tâm Ung bướu TP Hồ Chí Minh thì thận trọng: "Để kết luận rằng gạo lứt muối mè chữa được bệnh ung thư, cần có một công trình nghiên cứu tỉ mỉ trên nhiều bệnh nhân ở nhiều dạng ung thư khác nhau, nhiều thời kỳ khác nhau, với những bệnh nhân đối chứng nhằm đánh giá khách quan chứ không thể chỉ dựa vào vài trờng hợp để khẳng định rằng cứ hễ ung thư mà ăn gạo lứt, muối mè thì lành".
Vũ Cao
KHÁM PHÁ MỚI VỀ GẠO LỨC  Tâm Linh

Gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng.  Tuy nhiên, nó còn gia tăng nhiều dinh dưỡng hơn nữa khi được đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ.  Đây là một khám phá mới nhất của khoa học.
Một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ỡ trạng thái nẩy mầm.  "Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng." Dr. Hiroshi Kayahara, giáo sư  khoa sinh học và kỹ thuật sinh học tại viện đại học Shinshu University in Nagano, đã nói như vậy trong bài tường trình kết quả nghiên cứu của nhóm ông tại hội nghị hoá học quốc tế "the 2000 International Chemical Congress of Pacific Basin Societies" ở Hawaii vào cuối năm 2000 vừa qua. 
"Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước". Kayahara viết trong tờ trình.  Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận (kidneys).  Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hoà các hoạt động ở trung ương não bộ. 
Gạo lức nẩýy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác độõng vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo, tiến sĩ Kayahara nói thêm. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy. 
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ USDA thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng.  Gạo lức cung cấp nhiều complex carbohydrate.  Chất xơ (fiber), chất dầu, vitamins và chất khoáng cũng được tìm thấy nơi phần bọc ngoài của hạt gạo lức. 
Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác. 
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho biết chất xơ trong gạo lức giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 grams chất xơ mỗi ngày.  Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g. 
Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch.  Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.  Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại học Wisconsin, Hoa Kỳ đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%.  Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.
Được biết, hội nghị Hoá Học Quốc Tế International Chemical Congress được bảo trợ bởi: the American Chemical Society, the Chemical Society of Japan, the Canadian Society of Chemistry, the Royal Australian Chemical Institute, and the New Zealand Institute of Chemistry.



Ích mẫu - Thuốc quý của chị em


Ich mau - Thuoc quy cua chi em
Từ lâu, ích mẫu đã nổi tiếng là một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền trị được nhiều bệnh của phụ nữ, có nhiều ở các tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ. Bộ phận dùng làm thuốc là cành lá chưa có hoa, thu hái vào tháng 2 - 3 hoặc đã có ít nụ hoa vào tháng 4 - 5, phơi hoặc sấy khô. Ích mẫu có tên thuốc là sung úy (cành lá), sung úy tử (quả). Theo Đông y, ích mẫu có vị đắng, hơi cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ máu, hoạt huyết, điều kinh, trục ứ huyết, chữa các bệnh của phụ nữ như rong huyết, rối loạn kinh nguyệt, khí hư bạch đới, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh đẻ. Dạng dùng phổ biến là cao lỏng, cao mềm, viên hoàn.
Cao ích mẫu: Ích mẫu 1kg, rửa sạch, thái ngắn, nấu sôi với nước trong 4 giờ (mức nước luôn ngập dược liệu), cạn cho thêm nước sôi gạn lấy nước thứ nhất. Thêm nước sôi, nấu tiếp trong 2 - 3 giờ được nước thứ hai. Trộn hai nước lại, cô nhỏ lửa thành cao mềm. Ngày uống 4 - 6g cao, ích mẫu thường được phối hợp với các vị thuốc khác trong những trường hợp sau:
Cây ích mẫu.
Chữa kinh sớm kỳ: Ích mẫu, quả dành dành 12g, sắc uống.
Chữa kinh nguyệt xấu, huyết hư: Ích mẫu, bột hồi đầu 6g, sắc uống.
Chữa bế kinh: Ích mẫu bột nghệ đen 12g, sắc uống.
Chữa đau bụng kinh: Ích mẫu, cây mần tưới 10g, sắc uống.
Chữa chậm kinh: Ích mẫu, ngải cứu và hương phụ, mỗi thứ 10g, sắc uống.
Chữa rong kinh ra nhiều máu: Ích mẫu, lá nhọ nồi, lá huyết dụ và lá trắc bá, đều 12g, sao sém hoặc cao da trâu 10g và muội nồi 8g, sắc uống.
Chữa bạch đới, khí hư: Ích mẫu 20g, cỏ roi ngựa 20g và bạc thau 20g, sắc uống.
Viên hoàn: Ích mẫu 80g, nghệ đen 60g, ngải cứu 40g, hương phụ 40g, hương nhu 30g. Tất cả sao, tán bột mịn, luyện với mật hoàn thành viên bằng hạt đỗ xanh. Mỗi ngày uống 60 viên, chia làm 3 lần. Tác dụng bổ huyết, điều kinh.
DS. Đỗ Huy Bích