Công dụng của quả gấc



Gấc là giống cây thuộc họ bầu, bí. Người ta thường dùng loại quả màu rực rỡ này nấu xôi để có màu đỏ đẹp. Ít ai biết rằng gấc còn rất tốt cho sức khoẻ.

Cơm gấc chứa chất dàu màu đỏ của lycopene, với thành phần chủ yếu là beta-carotene hay còn gọi là tiền sinh tố A (khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A).



Beta - carotene là một chất có khả năng chống oxy hoá rất cao. Nó có tác dụng chống lại sự lão hoá và các bệnh lý ở phổi, tim, mạch máu, thần kinh.... do tiến trình ô-xy hoá gây ra.

Vitamin A góp phần rất lớn để tạo ra sức đề kháng tự nhiên của da, niêm mạc. Sinh tố này còn giúp phòng chống nhiễm trùng, khô mắt, mù mắt, khô da, loét miệng, bảo vệ cơ thể... Nó còn chống lão hoá và ung thư.

Có thể dùng dầu gấc như một loại thuốc bồi dưỡng cơ thể (cho trẻ em hoặc phụ nữ đang cho con bú) và bổ sung Vitamin A chữa bệnh khô mắt. Dầu gấc cũng dùng bôi vết thương, vết bỏng, giúp chóng lên da non và liền sẹo.

Nhân hạt chứa chất dầu màu vàng nhạt, các chất dinh dưỡng như béo, đạm, đường, tannin, chất xơ (cenllulose) và các men phosphtase, peroxidase, invetase... Thường được dùng trị mụn nhọt sưng tấy, lở loét, tắc tia sữa, chấn thương ứ huyết....
Theo TGVH

Bổ như … gấc

Đã tự bao giờ không ai nhớ và rồi thành thói quen, trong danh mục các khoản cần sắm sửa thực phẩm Tết của các gia đình bao giờ cũng phải có một quả gấc to, đẹp, chín đỏ. Nếu như vào các ngày 27, 28 Tết mọi người rộn ràng với nồi bánh chưng thì sáng sớm 30 Tết lại cuốn hút vào chõ xôi gấc đỏ tươi với mùi thơm thật ngọt ngào hấp dẫn.

Gạo nếp cái hoa vàng được ngâm từ tối hôm trước, sáng vớt ra để ráo bóp với thịt đỏ của gấc, một chút xíu muối trộn đều cho thêm phần đậm đà, cho nếp đã trộn vào chõ rồi đem đồ chừng 30 phút là xôi đã chín thơm nức, chõ xôi đỏ rực, hạt nếp dẻo, mềm... Tuy vậy, ăn lúc này vẫn chưa phải là “hết ý”, gia giảm thêm một ít đường, vài muỗng dầu, xôi gấc càng thêm phần bóng bẩy ngọt mềm, chúng ta bắt đầu đơm xôi gấc ra đĩa.

Đĩa xôi gấc đỏ tươi không thể thiếu được trên ban thờ cúng
ông bà tổ tiên vào những ngày đại lễ
Đĩa xôi gấc trong mâm cúng ông bà, tổ tiên vào ngày tất niên, đón mừng năm mới và những ngày đại lễ là món không thể thiếu được và nó thật nổi trội bởi màu đỏ tươi với ý nghĩa may mắn tốt đẹp mong chờ trong năm tới … với xôi gấc chúng ta chỉ mới thưởng thức những hương vị ngon lành của nó, nhưng đã mấy ai để ý đến giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh, tác dụng làm đẹp thật đáng quý của quả gấc mà gần đây nhiều kết quả nghiên cứu đã cho biết:

Phần màng đỏ bao quanh hạt gấc chứa – caroten và một tỉ lệ cao dầu thực vật. Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy phần này còn có lycopen, vitamin E (-cotopherol), trong dầu gấc có chứa vitamin F. Carotene - tiền vitamin A, lysopen, vitamin E (-cotopherol), dầu gấc là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm: sản xuất các loại thực phẩm chức năng chống suy dinh dưỡng, chống lão hoá, sản xuất các loại màu thực phẩm tự nhiên. Ngoài ra các chất này còn là những nguyên liệu rất quý cho công nghiệp mỹ phẩm.

Trong 100g thịt gấc (màng đỏ) chứa 15mg-carotene và 16mg lycopen. Quả gấc càng chín thì hàm lượng – carotene sẽ giảm còn hàm lượng lycopen lại tăng lên.

Lycopen thực vật trong gấc có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sẩn … có các dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào tươi trẻ và mịn màng.

Một số nghiên cứu cho thấy các hợp chất của carotene, lycopen, vitamin E(-cotopherol), có trong dầu gấc có tác dụng làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, nhất là ung thư vú.

Trong y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc hạt gấc được coi là một dược liệu có thể thay thế cho mật gấu để điều trị các trường hợp chấn thương, sưng đau, bệnh quai bị.

Gấc là một thực phẩm thuốc độc đáo của Việt Nam. Sử dụng gấc và các chế phẩm của gấc sẽ góp phần phòng và điều trị bệnh thiếu vitamin A ở trẻ em và tạo nguồn thực phẩm có chứa các chất kháng oxy hóa.

Nhân dịp năm mới, xin giới thiệu với bạn đọc vài nét mới của quả gấc mà ta vẫn thường dùng làm món xôi truyền thống ngày tết. Gấc sẽ đem đến cho các bạn sự ấm cúng, sức khỏe, hạnh phúc và những gì “đỏ” nhất trong năm mới.

Tác dụng của gấc và dầu gấc:

- Giúp sáng mắt, phòng ngừa các mệnh về mắt như mà, nhức mỏi mắt, khô mắt, quáng hà đục thuỷ tinh thể.

- Chống lão hóa làm đẹp da, giúp da luôn mịn màng, tươi trẻ.

- Phòng chống suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ.

- Ngăn ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt ung thư gan, ung thư vú.

- Hạ cholesterol và lipid máu, rất tốt đối với những người mệnh tim mạch, tiểu đường, viêm gan.
Theo Bùi Khanh

Nghệ và gấc cho vẻ đẹp phụ nữ

Y học dân gian từ lâu đã coi nghệ và dầu gấc là những thành phần chữa được nhiều bệnh và đặc biệt tốt cho sức khỏe và sắc đẹp của phụ nữ.

Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu tường tận về cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học để khẳng định những ưu việt của Curcumin.

Curcumin là một chất chống ôxy hóa, chống lão hóa điển hình (một số nghiên cứu chứng minh Curcumin chống ôxy hóa gấp 300 lần vitamin E), Curcumin có tác dụng xóa bỏ tàn nhang, ngăn ngừa các nếp nhăn, làm cho da dẻ hồng hào, mịn màng, chống rụng tóc, giúp mau chóng mọc tóc, ngăn ngừa béo phì, điều hòa huyết áp.

Curcumin là chất tiêu biểu nhất cho thế hệ các chất phòng chống ung thư mới hiệu lực, an toàn, không gây tác dụng phụ. Curcumin có khả năng loại bỏ các gốc tự do và các men gây ung thư có trong thức ăn, nước uống hàng ngày cũng như do các loại sốc thần kinh, thể lực… tạo nên.

Bên cạnh tinh chất Curcumin được coi là quý giá còn có Beta Caroten chứa trong màng của quả gấc cũng có tác dụng chống ôxy hóa mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Hai loại củ, quả này nghệ và gấc rất gần gũi và sẵn có tại Việt Nam. Gần đây các nhà nghiên cứu thực phẩm thế hệ mới đã áp dụng công nghệ hiện đại, kết hợp hai thành phần Curcumin và Beta Caroten với hàm lượng hợp lý tạo thành mỹ phẩm làm đẹp nội sinh Cuminbeauty. Loại thực phẩm chức năng này chủ yếu giúp cho quá trình chuyển hóa chất bên trong các tế bào làm đẹp làn da, mái tóc từ bên trong cơ thể. Hai tinh chất này không chỉ giúp làm đẹp mà còn tăng cường sức khỏe.

Phương pháp làm đẹp nội sinh mới

Mỹ phẩm nội sinh Cuminbeauty chứa hai thành phần Curcumin và Beta Caroten ưu việt hơn hẳn các sản phẩm “làm đẹp từ ngoài vào”. Nó được gọi bằng khái niệm làm đẹp mới “Phương pháp làm đẹp nội sinh”. Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho phụ nữ từ 30 – 45 tuổi. Hầu hết phụ nữ sau 30 tuổi đều nhận thấy rõ rệt, đây là thời kỳ làn da và mái tóc bắt đầu có dấu hiệu lão hóa và xơ hóa rõ rệt nhất.

Khác biệt với phương pháp làm đẹp từ bên ngoài bằng kem thoa dưỡng ẩm da hay dưỡng tóc. Mỹ phẩm nội sinh được sử dụng theo cách uống bổ sung sau bữa ăn hàng ngày. Một đòi hỏi khắt khe là những loại chế phẩm làm đẹp nội sinh này phải chứa nguồn gốc thành phần 100% thiên nhiên, đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ. Việc bổ trợ các viên nang chứa Curcumin và Beta Caroten sử dụng qua đường uống, giúp cho quá trình chuyển hoá tích cực bên trong cơ thể ở phụ nữ sau 30 tuổi.

Không phải bây giờ các nhà nghiên cứu thực phẩm chức năng thế hệ mới tìm ra tinh nghệ quý giá Curcumin và Beta Caroten trong màng gấc có tác dụng làm đẹp da và tóc. Từ xa xưa hai loại củ quả nhiệt đới này, nhất là nghệ đã được dân gian biết đến với tác dụng tích cực trong việc bồi bổ và chữa bệnh.

Tinh chất quý giá chứa trong hai loại thực vật nhiệt đới này nếu được bổ sung thường xuyên thì ngoài việc làm đẹp da và tóc, các thành phần Curcumin và Beta Caroten kết hợp với lượng vừa đủ có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật hiệu quả như giải độc và bảo vệ gan. Đặc biệt là phòng chống ung thư vú và ung thư tử cung có nguy cơ cao ở phụ nữ trong độ tuổi 30 – 45.

Đây sẽ là thế hệ thực phẩm tương lai dành cho phụ nữ hiện đại không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà phụ nữ ở trên khắp thế giới đều ưa thích bởi nó có tác dụng bổ trợ tích cực đối với việc làm đẹp và sức khỏe. Thực phẩm thế hệ mới từ hai loại cây quả này giúp cho người phụ nữ luôn tràn đầy sức sống, có được vẻ thanh xuân của làn da và mái tóc cả khi đã bước vào tuổi trung niên. 



3 món với quả gấc

Cá rán dầu gấc; Cơm gấc cuộn rong biển; Sườn xào gấc giàu beta-carotene, lycopene, vitamin E và các axit béo thiết yếu - tốt cho cả người lớn và các bé.
Cá rán dầu gấc
Nguyên liệu: 250g philê cá quả (cá lóc), 150g bông cải trắng, 1/2 củ hành tây tím, 3 cây hành lá, 2 thìa súp dầu gấc, hạt nêm, muối, tiêu.

 
Thực hiện: Cá rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp 1 thìa súp dầu gấc, 1 thìa cafe hạt nêm, 1/2 thìa cafe tiêu khoảng 15 phút để cá thấm gia vị.
Bông cải trắng rửa sạch với nước muối pha loãng, thái miếng nhỏ, trụng chín. Hành tây tím rửa sạch, thái sợi. Hành lá bỏ rễ, rửa sạch, thái khúc khoảng 7cm rồi tước sợi.
Đun nóng 1 thìa súp dầu gấc, cho cá vào áp chảo sao cho vàng đều hai mặt. Khi cá gần chín, cho bông cải, hành tây tím, hành lá vào xốc đều, tắt bếp.
Thưởng thức: Dọn ra đĩa, dùng nóng với cơm. Có thể dọn kèm tương ớt.
Cơm gấc cuộn rong biển
Nguyên liệu: 2 bát cơm trắng nấu hơi nhão, 3 múi gấc, dầu gấc, 100g thanh cua, 3 cây hành lá, 2 thìa súp sốt mayonnaise, 1/2 miếng đậu phụ ki, 3 lá rong biển, giấm gạo, đường, muối.
 
Thực hiện: Gấc gỡ lấy thịt. Hành lá tước sợi. Đậu ki rán giòn, bẻ nhỏ.
Hoà tan 1 thìa súp giấm gạo, 1 thìa cafe đường, 2 thìa súp dầu gấc, 1/3 thìa cafe muối, rưới vào cơm, trộn đều. Trải rong biển lên miếng chiếu tre, quết một lớp cơm mỏng, một ít sốt mayonnaise, rắc đậu phụ ki, hành lá và để thanh cua lên cuộn lại. Dùng chiếu siết chặt cuốn cơm. Cắt cuốn cơm thành từng khoanh dày khoảng 1cm.
Thưởng thức: Dùng kèm nước tương có ớt thái lát hoặc trộn 1 thìa súp sốt mayonnaise với 1 thìa súp dầu gấc.
Sườn xào gấc
Nguyên liệu: 300g sườn, 100g ớt chuông vàng, xanh, đỏ, 1/2 củ hành tây tím, 1 thìa cafe hành, tỏi xay, hành lá, 2 thìa súp dấu gấc, tương ớt, tương cà, nước mắm, hạt nêm, đường, tiêu, dầu ăn.
 
Thực hiện: Sườn chặt miếng vừa ăn. Ớt chuông, hành tây tím thái vừa ăn. Hành lá tước sợi hoặc thái khúc tuỳ thích.
Đun nóng 1 thìa súp dầu ăn, cho hành, tỏi băm vào phi thơm. Cho sườn vào xào săn, tiếp đến cho một bát nước vào nấu với lửa vừa đến khi nước cạn. Cho ớt chuông, hành tây, dầu gấc vào. Nêm 1 thìa súp tương ớt, 1 thìa súp tương cà, 1 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp đường, 2 thìa cafe hạt nêm, xốc đều cho thấm gia vị
Thưởng thức: Dọn ra đĩa, rắc tiêu, hành lá.

Trong lớp màng đỏ bao quanh, hạt gấc chín chứa một lượng dầu có nhiều beta-carotene, lycopene, vitamin E và các axit béo thiết yếu.
Nhờ những enzyme của gan và tụy, beta-carotene trong dầu gấc được phân hủy thành hai phân tử vitamin A. Mặc dù hàm lượng vitamin A này rất cao (gấp gần 2 lần dầu gan cá thu, 12-15 lần carrot, gần 70 lần cà chua...) nhưng lại không gây độc như khi ta sử dụng một hàm lượng tương tự vitamin A tổng hợp. Trái lại, nó còn dễ hấp thu, không làm hại gan.
Vitamin A đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, nhất là thị giác. Đồng thời, loại vitamin này còn giữ gìn lớp tế bào biểu mô bao phủ bề mặt và các khoang trong cơ thể. Thiếu vitamin A gây khô da, giảm thị lực, mềm, đục, thủng giác mạc, sừng hoá nang lông, giảm sút tăng trưởng, giảm sức đề kháng của cơ thể và tăng tỷ lệ tử vong ở các bé...
Lycopene, một chất chống ôxy hoá, có tác dụng giảm nguy cơ gây bệnh. Vai trò của nó giống như beta-carotene. Cả hai cùng kết hợp để chống lại bệnh ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú...
Với những thành phần như trên, quả thật dầu gấc là sản phẩm hữu ích cho mọi người. Bên cạnh đó, loại dầu này còn có tác dụng làm da, tóc, mịn màng, bảo vệ da khỏi tác động của tia cực tím, chống sạm da, làm vết thương, vết bỏng, vết loét, vết mổ mau lành.
Dầu gấc vô hại vì không có tác dụng phụ, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Súp gấc nấu ngải cứu, Sườn ram ngải cứu, Ngải cứu cam gừng

Ngải cứu vừa là một loại rau, lại vừa là một loại thuốc có nhiều công hiệu. XinhXinh giới thiệu đến bạn một thực đơn với những món ăn được chế biến từ ngải cứu, rất tốt cho sức khỏe.
Súp gấc nấu ngải cứu
 

Nguyên liệu:

  • 1 quả gấc chín
  • 1 miếng đậu phụ lụa
  • 100g hoa hẹ
  • 5 quả trứng cút
  • 5 lá ngải cứu non
  • 400ml nước dùng xương lợn
  • nước mắm, muối
  • đường, hạt nêm, tiêu.

Cách làm:

  1. Gấc lấy thịt, bỏ hạt.
  2. Trứng cút luộc chín, bóc vỏ.
  3. Hoa hẹ thái khúc.
  4.  Đậu phụ thái quân cờ.
  5. Lá ngải cứu thái nhuyễn.
  6. Đun nước dùng xương lợn và thịt gấc, nêm 2 thìa cà-phê nước mắm, 1/2 thìa cà-phê đường, 1/4 thìa cà-phê muối.
  7. Nước sôi, để lửa liu riu khoảng 10 phút. Sau đó cho tiếp trứng cút, đậu phụ, hoa hẹ vào, đun thêm khoảng 5 phút.
  8. Cuối cùng cho 1/2 thìa cà-phê hạt nêm và ngải cứu vào, nêm lại vừa ăn, tắt bếp, rắc tiêu.
  9. Dùng nóng với cơm, dọn kèm nước mắm nguyên chất

Sườn ram ngải cứu

 

Nguyên liệu:
  • 600g sườn non
  •  2 nhánh ngải cứu
  •  1 thìa cà-phê đầu hành lá băm
  •  nước mắm
  •  đường
  •  hạt nêm
  •  tiêu, dầu ăn.
Cách làm:
  1. Lá ngải cứu rửa sạch, ép lấy nước cốt.
  2. Sườn non chặt vừa ăn, ướp với 2 thìa súp nước mắm, 1 thìa súp đường, 1/4 thìa cà-phê tiêu, 1/2 thìa cà-phê đầu hành lá băm, để khoảng 10 phút cho thấm.
  3. Phi thơm phần đầu hành lá băm còn lại với 2 thìa súp dầu ăn, cho sườn vào đảo đều đến khi cạn nước, cho nước cốt ngải cứu và 100ml nước vào.
  4. Đậy nắp, để lửa liu riu cho đến khi cạn nước. Xăm thử, nếu sườn chưa mềm, thêm ít nước vào đun tiếp đến khi sền sệt.
  5. Nêm 1/2 thìa cà-phê hạt nêm, tắt bếp. Món này dùng nóng với cơm và rau luộc, dọn kèm nước mắm nguyên chất.

Ngải cứu cam gừng

 

Nguyên liệu:

  • 3 nhánh ngải cứu
  •  2 lát cam thảo
  •  1 thìa cà-phê gừng thái lát
  •  1 thìa cà-phê mật ong.

Cách làm:

  1. Lá ngải cứu nhặt rửa sạch với nước muối pha loãng, ép lấy nước cốt.
  2. Đun nóng hỗn hợp gồm: nước ép ngải cứu, 200ml nước, gừng thái lát và cam thảo.
  3. Nước sôi, để lửa liu riu, đun thêm khoảng 15 phút, tắt bếp.
  4. Sau đó lọc lấy phần nước, bỏ phần xác.
  5. Cho nước ngải cứu ra ly, thêm mật ong vào hòa tan.
  6. Trang trí với nhánh ngải cứu.
  7.  Dùng khi nước còn ấm hoặc uống nóng.
  8.  Để dễ uống hơn, bạn có thể cho thêm đường.

Theo Vào Bếp