Cây cúc tần



  • Chữa cảm sốt bằng cây cúc tần
Cúc tần còn có tên khác là cây lức, từ bi, phật phà (Tày), là loại cây bụi, cao 1-2m. Cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xám, mép khía răng, gần như không cuống. Hoa tím nhạt, hình đầu, mọc thành ngù ở ngọn. Quả nhỏ, có cạnh.

Toàn cây có lông tơ và mùi thơm.
Trên cây thường có dây tơ hồng mọc và sống ký sinh. Cây mọc hoang và được trồng làm hàng rào ở khắp nơi. Toàn cây (lá, cành, rễ) đều có thể dùng làm thuốc. Lá thường dùng tươi (hái lá non và lá bánh tẻ) thu hái quanh năm, cành và rễ thường dùng khô. Theo nghiên cứu lá chứa 2,9% protein. Toàn cây có acid chlorogenic, tinh dầu.
Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Công dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Thường dùng chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu, thấp khớp, đau lưng, nhức xương, chấn thương,…


Một số đơn thuốc có sử dụng cúc tần:

Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu: Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 10g) đem sắc với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi, có tác dụng giảm sốt, giải cảm.
Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.
Thấp khớp, đau nhức xương: Rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống. Dùng 5-7 ngày.
Chữa đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng: Cúc tần 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.
Chữa ho do viêm khí quản: 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.
Chữa chấn thương bầm tím: Lấy một nắm lá cúc tần rửa sạch, giã nát nhuyễn đắp vào chỗ bầm tím sẽ mau lành. 
 Bác sĩ Thu Vân
Một số đơn thuốc có sử dụng cúc tần:
Chữa cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu:
 Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 10g) đem sắc với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông cho ra mồ hôi, có tác dụng giảm sốt, giải cảm.
Chữa đau mỏi lưng:
 Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.
Thấp khớp, đau nhức xương:
 Rễ cúc tần 15-20g, sắc nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10g, sắc uống. Dùng 5-7 ngày.
Chữa đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng:
 Cúc tần 50g, hoa cúc trắng 50g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100g, óc lợn 100g. Cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.
Chữa ho do viêm khí quản:
 20g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3g gừng tươi, cắt nhỏ, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.
Chữa chấn thương bầm tím:
 Lấy một nắm lá cúc tần rửa sạch, giã nát nhuyễn đắp vào chỗ bầm tím sẽ mau lành.

Tên khác: 
Từ bi, Lức, Phật phà, Vật và (Tày)
Tên khoa học: 
Pluchea indica (L.) Less.
Tên đồng nghĩa: 
Baccharis indica L.
Họ: 
Cúc (Asteraceae)
Mẫu thu hái tại: 
huyện Lạc Lâm tỉnh Lâm Đồng ngày 31 tháng 05 năm 2010.
Số hiệu mẫu: 
CT 310510; được so giống với mẫu lưu ở Viện Sinh học nhiệt đới Tp. HCM.

Cây bụi [hình 1] cao 1-3 m, phân nhánh, tiết diện thân tròn, toàn cây có nhiều lông thô nhám và có mùi rất thơm. Thân non màu xanh; thân già màu nâu tía. Lá [hình 2] đơn, mọc cách. Phiến lá hơi dòn dai, hình bầu dục đầu nhọn, đáy phiến men dần xuống cuống, màu xanh lục hơi xám và thô nhám, hai mặt lá gần giống nhau, mép lá có răng cưa nhọn khá cạn và không đều, kích thước 4-9,5 x 2,5-4,5 cm, lá ở cành mang hoa [hình 3] có kích thước khoảng 2-5 x 1-2 cm. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 6-9 cặp gân phụ. Cuống lá ngắn khoảng 0,3-0,5 cm hoặc gần như không có, hình trụ hơi dẹt ở hai mặt, màu xanh nhạt, có nhiều lông. Cụm hoa [hình 4] đầu hợp thành dạng ngù ở ngọn cành, chiều dài cụm hoa 5-15 cm. Đầu hình trứng khi là nụ [hình 5], khi hoa nở hình chuông hơi thắt ở giữa, kích thước 0,5-0,6 x 0,3-0,4 cm; cuống ngắn 0,5-1 cm, lá bắc của đầu [hình 6] dạng vảy nạc nhỏ; tổng bao [hình 7] lá bắc 6-8 hàng xếp kết lợp, vòng trong dài hơn vòng ngoài, màu xanh hơi vàng nâu ở rìa, dạng hình bầu dục hơi khum úp vào trong mặt ngoài nhiều lông trắng nhỏ ở 3-4 vòng ngoài đến dạng dải hẹp thẳng và nhẵn ở 3-4 vòng trong, kích thước 1,5-5 x 0,5-2 mm, thường tồn tại; đế cụm hoa phẳng hơi lõm ở giữa, lỗ tổ ong. Đầu mang hoa hình ống có hai loại hoa [hình 8]: hoa cái rất nhiều xếp trên 4-5 vòng ở ngoài, hoa lưỡng tính 6-10 hoa ở trong. Hoa cái: màu trắng hơi hồng; đài hoa là một chùm lông mào màu trắng bẩn, dài 0,4-0,5 cm, có gai nạc; tràng hoa dính nhau bên dưới thành một ống rất hẹp, dài 0,4-0,5 mm, trên chia làm 2-5 răng tam giác, tiền khai van; lá noãn 2 ở vị trí trước sau tạo thành bầu dưới 1 ô đựng 1 noãn đính đáy; bầu có màu trắng xanh, hình trụ dài khoảng 1 mm, hơi cong ở những hoa ngoài cùng, gốc có khoen đính, mặt ngoài có gờ dọc, ít lông ngắn màu trắng; vòi nhụy [hình 9] màu trắng hồng dạng sợi dài khoảng 0,4 mm, nhẵn; đĩa mật không rõ ở gốc vòi nhụy; 2 đầu nhụy màu trắng ngà, dạng sợi, thò choãi hướng trước sau, lấm tấm gai nạc ngắn. Hoa lưỡng tính: màu hồng nhạt, đài hoa giống hoa bìa; tràng hoa [hình 10]dính nhau bên dưới thành một ống dài khoảng 0,5 cm, hơi thắt ở dưới, phía trên loe, tận cùng chia 5 phiến đều hình bầu dục đỉnh nhọn, có ít lông tiết ngắn, tiền khai van; nhị 5, đều, chỉ nhị màu hồng nhạt, rời, dạng sợi dài khoảng 0,3 cm, đính ở gần gốc [hình 11] ống tràng xen kẽ cánh hoa, bao phấn [hình 12] màu hồng dính nhau thành ống dài khoảng 0,2 cm bao lấy vòi nhụy, 2 buồng, nứt dọc, hướng trong, chung đới dạng phiến bầu dục đỉnh nhọn, gốc có tai tam giác nhọn; hạt phấn [hình 13] màu trắng, hình bầu dục gần cầu, có gai, đường kính 25-30 x 17,5-27,5 µm; bầu giống hoa cái, kích thước ngắn và to hơn; vòi nhụy màu hồng nhạt đậm dần ở trên, dạng sợi, dài 0,4-0,5 cm, có gai nạc ở gần đầu nhụy, đĩa mật rõ quanh gốc vòi; 2 đầu nhụy màu hồng nhạt, dạng máng hẹp. Quả [hình 14] bế màu nâu nhạt, hình trụ khoảng 1 mm, có túm lông mào của đài tồn tại, mặt ngoài vỏ quả có dọc lồi, có lông ngắn và tuyến rất nhỏ.
Hoa thức và Hoa đồ: 
Hoa bìa


Hoa giữa