Trung Quốc đưa tin về bản đồ nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa


Theo các nhà phân tích, việc báo chí Trung Quốc đăng tải thông tin đưa tin về bản đồ nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa có thể sẽ làm thay đổi cách nhìn của phần đông người dân Trung Quốc, những người trước nay vốn bị “mê hoặc” bởi lập luận vô căn cứ về “đường lưỡi bò” mà những người mang tư tưởng bá quyền gieo rắc.

Ngày 28/7, báo chí Trung Quốc, trong đó có nhiều cơ quan truyền thông lớn như Sina, Ifeng, Stockstar... đã đồng loạt đưa tin về việc Việt Nam công bố bản đồ cổ năm 1904 của nhà Thanh chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Thậm chí một số tờ báo còn nói rõ bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực Nam lãnh thổ Trung Quốc, có nghĩa là các quần đảo ở biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Hoa kèm theo những diễn giải cụ thể của các nhà nghiên cứu Việt Nam.


Theo các nhà phân tích, việc báo chí Trung Quốc đăng tải thông tin này có thể sẽ làm thay đổi cách nhìn của phần đông người dân Trung Quốc, những người trước nay vốn bị “mê hoặc” bởi lập luận vô căn cứ về “đường lưỡi bò” mà những người mang tư tưởng bá quyền gieo rắc.
Hơn thế nữa, trong hoàn cảnh ngày càng có thêm nhiều học giả, trí thức Trung Quốc nói riêng và quốc tế nói chung phản bác về “đường lưỡi bò” thì với bản đồ đời nhà Thanh, Việt Nam sẽ có thêm bằng chứng rõ ràng về chủ quyền không tranh cãi của mình về Hoàng Sa và Trường Sa


Tiếp nhận tấm bản đồ cổ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

Theo TS Mai Ngọc Hồng: tấm bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” là tấm bản đồ hiện đại nhất từ thời cổ đến năm 1904. Bản đồ này được vua Khang Hy (Trung Quốc) trực tiếp cho thực hiện, do ba vị giáo sĩ người châu Âu khởi đầu từ năm 1708…
Ngày 25/7, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tổ chức lễ tiếp nhận tài liệu, hiện vật do các tổ chức, cá nhân hiến tặng. Trong số các tài liệu, hiện vật quý hiếm được hiến tặng (của GS.TS Chương Thâu, Lê Thị Tâm, ông Vũ Quốc Hội), còn có một hiện vật đặc biệt quan trọng do TS Mai Ngọc Hồng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam trao tặng là tấm bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904. Theo tấm bản đồ này, cực Nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không hề có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” do Trung Quốc xuất bản năm 1904, địa giới cực Nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.

Theo TS Mai Ngọc Hồng: Đây là tấm bản đồ hiện đại nhất từ thời cổ đến năm 1904. Bản đồ này được vua Khang Hy (Trung Quốc) trực tiếp cho thực hiện, do ba vị giáo sĩ người châu Âu khởi đầu từ năm 1708, sau đó, nhà vua tiếp tục tập trung hàng chục nhà truyền giáo, nhà khoa học về đo đạc, tìm kiếm tư liệu với qui mô lớn và rất nghiêm túc. Vì thế, tính khoa học của tấm bản đồ này rất cao. Tấm bản đồ này được TS Mai Ngọc Hồng sưu tập, gìn giữ hơn 30 năm.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng nêu giá trị của tấm bản đồ được chính Trung Quốc xuất bản: Cho đến năm 1904, triều đình nhà Thanh vẫn không hề nhắc đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa



UBND TP.Đà Nẵng vừa thống nhất về chủ trương cho UBND H.Hoàng Sa, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Đà Nẵng và Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng tổ chức triển lãm tư liệu và nghiên cứu khẳng định chủ quyền về Hoàng Sa.


Triển lãm tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa
Một trong số bản đồ do ông Trần Thắng hiến tặng - Ảnh: Vũ Phương Thảo

Đây là nội dung được thông báo tại lễ tiếp nhận 43 bản đồ và 1 atlas mang tên Trung Hoa bưu chính dư đồ thể hiện rõ lãnh thổ Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa, do ông Trần Thắng, Chủ tịch Hội Văn hóa giáo dục VN tại Mỹ hiến tặng sáng 8.1. Tính đến nay, trong tổng số 150 bản đồ và 3 atlas mà ông Thắng hiến tặng có 110 bản đồ gốc và 40 bản đồ tái bản; trong đó xác nhận cương vực lãnh thổ cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ Việt Nam, nằm trong vùng biển của Việt Nam.
Cả 3 tập atlas nói trên đều là văn kiện chính thức do chính quyền nhà Thanh rồi Trung Hoa dân quốc xuất bản hoặc bảo trợ xuất bản vào các năm 1908, 1919 và 1933.
Vũ Phương Thảo