Từ khóa: Cho vay tín chấp, cho vay, tín chấp, ngân hàng, vay nợ, mượn nợ, mượn tiền.
Rất nhiều người cứ ngỡ vay tiền là phải chạy vào Ngân Hàng (NH), mang theo sổ đỏ, sổ hồng. Thế nhưng nó không chỉ là như vậy.
Vay như kiểu trên là vay thế chấp, tức là bạn mang sổ đỏ tới NH để nói với họ rằng: "Anh cho tui vay tiền đi, nếu không trả được nợ thì mấy anh cứ lấy cái sổ này mà xài!". NH Việt Nam rất vui lòng cho bạn vay kiểu này, vì lỡ có bề gì họ cũng vớt vác lại được ít tiền. Nhưng bạn chỉ cần vay vài chục triệu xoay sở hoặc mua chiếc xe máy cho đứa con mới vào đại học, mà nhà không có sổ, phải làm sao đây?
Bởi vậy, cho vay tín chấp ra đời. Tín chấp tức là đem uy tín của mình ra mà đảm bảo sẽ trả nợ, nếu tui không trả được, mấy anh cứ ... hạ uy tín cua tui! Thật là rủi ro. Mà sao tụi NH nó vẫn làm như thế? Đơn giản là nó không thể ôm một cục tiền của người ta gửi vô rồi đứng ngó, nếu không chỉ có nước ... nghẹn ngào.
Bởi vì rủi ro, nên bạn chỉ có thể vay được 1 khoản tiền nhỏ (trên dưới 200 triệu) nhưng trong một thời gian dài (từ 1 năm tới 4 năm), nhưng nhiêu đó cũng đủ để bạn xoay sở những lúc khó khăn. Thế nhưng lãi suất nó sẽ cao hơn. Rủi ro càng cao thì lãi suất càng cao. Chúng ta nên nhớ, NH là những người có cái đầu lắc hết kêu rồi, cho nên đừng đùa với Ngân Hàng!
Nói thì đơn giản, nhưng để vay được NH không phải là một chuyện dễ. Đó là lý do tại sao chúng ta cần tới cò NH. Cò NH không xấu, họ luôn có ý tốt. Những người này là nhân viên sales hoặc tín dụng ở NH, họ sẽ giúp cho ta chuẩn bị một hộ sơ đầy đủ nhất để xác suất được NH giải ngân cao nhất. Chúng ta hãy biết cảm ơn những người này.
Hi vọng bài viết này giúp cho những ai còn mơ hồ trong việc "mượn tiền" nhà băng biết rõ hơn về cơ chế của nó. Nhà Băng ở Việt Nam ngày càng trở thành một nơi quan trọng trong dân chúng, nơi dân chúng tận hưởng các dịch vụ tài chính (đôi khi người ta chả thể phân biệt nổi các sản phẩm này), để gửi tiền và để ... hỏi mượn tiền.
Thanh Phong.