Bài thuốc chữa Viêm Xoang đơn giản hiệu quả nặng mấy cũng khỏi:

Bài thuốc chữa Viêm Xoang đơn giản hiệu quả nặng mấy cũng khỏi:

- Một nắm to lá cây Bưởi bung tươi
- Một nắm to lá cây Mần tưới tươi
- Một nắm to lá cây Dầu giun tươi

Cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi một lúc dùng để xông mũi
Cách xông như sau:

Dùng chiếc nón lá (không phải mũ) khoét thủng đỉnh nón, úp nón vào miệng nồi nước lá xông đặt mũi vào lỗ khoét hít thật sâu liên tục đến khi nồi lá xông nguội.
nhẹ làm 01 lần, nặng làm vài lần là khỏi


Cây mần tưới
20:37, 02/07/2011
 
Mần tưới, có tên khác là trạch lan, lan thảo, hương thảo, co phất phử (Thái). Cây cao 0,5 - 1m, phân nhiều nhánh, cành nhẵn, màu tím nhạt, lá mọc đối, mép lá có răng cưa. Hoa mọc đầu cành hoặc nách lá, màu hơi tím cuống hoa có nhiều lông ngắn. Quả màu đen nhạt. Cây mọc hoang hoặc trồng làm thuốc.
Ngoài trồng làm thuốc, nhân dân thường lấy ngọn non làm rau gia vị, nấu canh ăn giải nhiệt mùa hè. Lá già nấu nước uống hàng ngày giúp ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt. Bộ phận dùng làm thuốc là thân và lá. Mần tưới thường được thu hái vào mùa hè, cắt lấy đoạn ngọn cành có lá, rửa sạch phơi trong bóng râm, sấy khô hoặc tươi làm thuốc. Theo Đông y, mần tưới có mùi thơm đặc biệt, vị hơi đắng, cay, tính ấm, vào hai kinh: can, tì. Có tác dụng hoạt huyết, phá ứ huyết, thông kinh lợi tiểu. Dùng chữa kinh nguyệt không đều; phụ nữ sau sinh kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ; giảm sưng đau do mụn nhọt và có tác dụng xua đuổi muỗi và dĩn hiệu quả.
 Mần tưới...
Bài thuốc chữa bệnh có sử dụng mần tưới
Giải nhiệt, tiêu hóa tốt: Mần tưới 20g (nên hái trước khi cây có hoa, thái nhỏ rồi sấy khô) hãm với nước đun sôi hoặc sắc với 300ml nước còn 100ml, uống hàng ngày.
Giải cảm do nắng nóng: Lá non mần tưới 100g, nấu canh ăn trong ngày. Nên ăn khi canh còn nóng. Dùng trong 3 ngày.
Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Mần tưới, củ gấu, ích mẫu, ngải cứu, nhọ nồi, mỗi vị 20g, tán nhỏ, rây thành bột mịn, trộn với bột gạo và đường kính (nấu thành sirô), làm thành viên bằng hạt lạc. Ngày uống 1 lần trước khi đi ngủ, mỗi lần 15-20 viên. Dùng trong 10-15 ngày.
Chữa rong huyết: Mần tưới 20g, ké hoa vàng, chỉ thiên, mã đề mỗi loại 15g, sắc với 3 bát nước còn 1 bát,  chia uống 2 lần/ngày. Dùng  trong 5 ngày.
 ... Và rẻ quạt là vị thuốc chữa kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ cho phụ nữ sau sinh. Ảnh: KH
Phụ nữ sau sinh bị kém ăn, mệt mỏi, mất ngủ:
Mần tưới 20g, mạch môn 20g, ngải cứu 10g, nhân trần 6g, rẻ quạt 4g, vỏ quả bưởi đào khô 4g, sắc uống ngày 1 thang. Dùng trong 10 ngày liền.
Giảm sưng đau do mụn nhọt (mụn nhọt chưa mưng mủ): Lá mần tưới tươi 50g, rửa sạch, giã nát đắp nơi có mụn nhọt. Ngày đắp 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 10-15 phút. Bài thuốc này giúp giảm sưng, đau do mụn nhọt nhanh chóng.
Giúp sạch gàu: Mần tưới tươi 25g, bồ kết (3-5 quả) đốt cháy, lá bưởi 20g đun lấy nước gội đầu. Mỗi tuần nên gội 2 lần.
Xua đuổi muỗi và dĩn: Lá mần tưới tươi 20g, rửa sạch, giã nát cho vào túi vải xát trực tiếp và tay, chân có hiệu quả tốt trong vòng 2-3 tiếng.
 Bác sĩ Hoàng Minh



BƯỞI BUNG
( GLYCOSMIS  PENTAPHYLLA )
Tên cây : Bưởi bung, bái bài, cứt sát, bí bái cái, mác thao sang (Tày), co dọng dạnh (Thái), cô nèng (K`ho).
Mô tả: Cây nhỡ cao tới 6,5m. Thân to 2-3cm; cành non có lông màu sét. Lá đa dạng, thường do một lá chét, ít khi 4-5, thon dài đến 7-20cm, rộng 1,5-6cm, không lông, màu lục ôliu lúc khô, gân phụ 14-15 cặp. Chuỳ hẹp ở nách lá, ít nhánh, dài 3-4m, có khi hoa xếp nhóm 2-3 cái, màu trắng, xanh hay vàng vàng, thơm; cánh hoa không lông; nhị 10. Quả dạng trứng cao đến 1cm, màu trắng, hồng, vàng hay da cam. Hoa tháng 6 và mùa thu.
Mô tả : Cây nhỏ, phân cành nhiều, cao 1 - 3m hoặc hơn. Lá mọc đối, có cuống dài, thuôn, mép nguyên, vò nát có mùi thơm. Cụm hoa hình ngù, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành; hoa màu trắng, có mùi thơm. Quả hạch hình cầu, khi chín màu vàng nhạt, ăn được. Tránh nhầm với cây cơm rượu (Glycosmis pentaphylla Correa), cũng có nơi gọi là bưởi bung.
Phân bố : Mọc hoang ở miền núi và trung du.
Bộ phận dùng : Rễ và lá, thu hái quanh năm. Rễ đào lên, bỏ rễ con, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô. Lấy lá bánh tẻ, không sâu hay vàng úa, phơi hay sấy khô. Vỏ thân để dùng ngoài.
Thành phần hóa học : Lá có tinh dầu với tỷ lệ 1,25%; alcaloid acronycin.
Công dụng : Chữa phong thấp, đau lưng, chân tay tê mỏi, ứ huyết sau đẻ, mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn : Ngày 8 - 20g rễ sắc, ngâm rượu. Phụ nữ đẻ kém ăn ngày dùng 6 - 12g rễ, lá sắc. Dùng ngoài chữa chốc lở, mụn nhọt : Lá giã đắp, hoặc vỏ thân nấu nước rửa.

Cây dầu giun mọc nhiều ở nước ta. Hoạt chất chính là tinh dầu giun, tinh dầu giun được cất từ cây hoặc từ hạt. Thành phần chủ yếu của tinh dầu giun là atcaridol. Hoa và hạt có nhiều tinh dầu hơn, ngoài ra còn chứa chất ximen, một ít campho,cabua, dimetylethylen oxit, axit butylic và glycol. Tinh dầu giun có độc tính cao cần phải thận trọng 
 
 Cây dầu giun