chữa bệnh bằng cây lược vàng

TẠI VIỆT NAM: sau khi thử nghiệm chữa bệnh bằng cây lược vàng, đã có những kết quả khiến chúng ta bất ngờ về đặc tính của loại thảo dược quí này.
xin được giới thiệu một số bài viết từ các báo để tham khảo:
Thời gian gần đây, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, hàng trăm người đua nhau “săn” mua cây lược vàng (có nơi gọi là cây lan vòi) bởi họ hay tin loại cây này có thể chữa được “bách bệnh” với phương thức điều trị rất đơn giản: dùng lá cây để ăn sống; thân cây, vòi cây xắt mỏng ngâm với rượu!
Điều trị ung thư?

Theo ông Đỗ Quốc Biên, Chủ tịch Hội Khuyến học Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật TP Thanh Hóa (TTCTTETT), chúng tôi tìm đến nhà bà Trịnh Thị Chính (SN 1956, 240 đường Đội Cung, phường Trường Thi, TP Thanh Hóa).

Tiếp chúng tôi là một phụ nữ chừng 80 tuổi nhưng rất năng động, hoạt bát và không thấy biểu hiện của một người bị bệnh nan y. Bà xởi lởi, các cháu không biết đấy thôi, thời gian nằm điều trị sau khi mổ tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện K Hà Nội các bác sĩ chẩn đoán “chị có sống được cũng tính bằng ngày”.

Người nhà bà Chính cho biết, thời gian đó, bà chỉ còn da bọc xương, da vàng như quả chanh bủng, tóc rụng gần hết...

“Khoảng cuối tháng 9-2006, thấy người nóng sốt, khó chịu và mệt mỏi, tôi đi kiểm tra sức khỏe... và biết mình bị bệnh u buồng trứng. Sau khi mổ cắt khối u buồng trứng, tôi nằm ở Khoa Ung bướu, Bệnh viện K Hà Nội điều trị nhưng sức khỏe vẫn không tiến triển, gia đình xin đưa về nhà chăm sóc. Trước khi xin xuất viện, bác sĩ xét nghiệm máu lần nữa và chỉ định cứ 20 ngày lại phải vào bệnh viện để truyền thuốc...”, bà Chính kể lại.

Vừa nói, bà bưng ra một bình rượu đã được ngâm từ lâu với đủ các thành phần nhưng nhiều nhất là cây lược vàng. Đây chính là phương thức điều trị của tôi đấy. Ngày tôi uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa vào bữa ăn, còn lá thì ăn sống, một ngày 6 lá.

Chúng tôi hỏi: Từ đâu mà bà biết dùng “thần dược” này? Bà Chính cho biết: Sau khi xuất viện, biết bệnh tình của mình khó qua khỏi nhưng còn nước còn tát, mọi người trong gia đình nghe ai giới thiệu thầy hay, thuốc tốt đều tìm đến mua.

Cũng trong thời gian đó, một đồng nghiệp trong TTCTTETT là bác Đặng Tiến ở thôn Tân Hới, xã Đông Hương đến thăm và khuyên tôi thử dùng cây lược vàng. Theo sự hướng dẫn của bác Tiến, ban đầu tôi thử ăn lá, ăn được một thời gian (khoảng 80 ngày), cộng với việc sử dụng các loại thuốc khác, thấy mình ăn được cơm và sức khỏe có tiến triển, tăng cân.

Vừa qua, bà Chính đi kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ cho biết bệnh tình đã thuyên giảm.

Từ một bài báo

Lần theo địa chỉ bà Chính đưa, chúng tôi tìm đến nhà ông Đặng Tiến, bắt gặp những chậu cây lược vàng với những cái vòi rũ xuống đặt san sát nhau trên tường.

Ông Tiến cho biết:

Năm 2006, tôi bị bệnh tắc động mạch vành cùng với bệnh tiểu đường, cao huyết áp. Sau phẫu thuật, trong thời gian nằm điều trị, được một người bạn tặng cho tài liệu viết về tác dụng của cây lược vàng và một cây lược vàng để trồng.

Tài liệu đó là một bài báo đăng trên Tạp chí 30K-Sức khoẻ-Đời sống nước Nga, tác giả tên là Vladimir-Ogarkov. Bài báo viết rất chi tiết, cụ thể về những người Nga bị bệnh và công thức pha chế đối với những loại bệnh cụ thể.

Sau khi nghiên cứu tài liệu và đối chiếu với nhiều loại cây thảo mộc trong nước, tôi phát hiện ra cây địa lan có vòi (có nơi người dân còn gọi là cây cảnh lan vòi) chính là cây lược vàng.

Theo hướng dẫn của tài liệu, ông Tiến lấy từ 20 đến 40 đốt mắt của cây đem xắt mỏng và ngâm trong 0,5 lít rượu trắng và để vào chỗ tối (ngâm khoảng 15 ngày thì uống được).

Ông Tiến cho biết: Từ ngày uống rượu ngâm từ cây lược vàng thấy sức khỏe, sức đề kháng tăng, các chứng viêm nhiễm như loét lợi, viêm răng, rát cổ họng, táo bón không còn, đặc biệt là sức khỏe tim mạch được cải thiện.

Trước những công dụng và cách chữa dân gian đó, ông Tiến đã giới thiệu với những đồng nghiệp trong TTCTTETT để họ nhân giống, sử dụng.

Được biết, trong năm 2007 với bài thuốc dân gian từ cây lược vàng, TTCTTETT đã chữa khỏi bệnh cho hơn 70 bệnh nhân bị bệnh viêm họng, viêm răng, viêm đường tiết niệu, viêm đường hô hấp, viêm gan, viêm thận...

Và vừa qua, trung tâm trên đã khảo sát 52 người sử dụng cây lược vàng chữa bệnh, kết quả có 32 người chữa khỏi bệnh viêm họng, 21 người khỏi bệnh đau khớp xương, 8 người khỏi bệnh đau dạ dày...

Trước công dụng chữa bệnh của cây lược vàng, bác sĩ Nguyễn Thế Dân, Giám đốc TTCTTETT một mặt đã đề nghị Hội Liên hiệp khoa học tỉnh Thanh Hóa triển khai nghiên cứu, mặt khác trung tâm dành gần 1.000m2 đất để nhân giống hàng loạt và hy vọng trong tương lai các nhà khoa học, ngành y tế nghiên cứu về cây lược vàng và cách sử dụng để góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân.

" Giải đáp về "thần dược"
Sau khi chúng tôi đăng bài "Chuyện lạ về “thần dược” cây Lược vàng", độc giả nhiều nơi đã trực tiếp gọi điện liên lạc đến tòa soạn bày tỏ sự cám ơn vì thông tin về tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng.

Nhằm đáp ứng yêu cầu bạn đọc, phóng viên chúng tôi đã có cuộc trao đổi với bác sỹ Nguyễn Thế Dân - Giám đốc Trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Thanh Hóa xung quanh tác dụng và cách bào chế, sử dụng cây Lược vàng.

- Thưa bác sĩ, với những kết quả thu thập bước đầu về tác dụng chữa bệnh của cây Lược vàng, xin ông cho biết cách sử dụng chữa bệnh hiệu quả nhất?

- Bác sĩ Nguyễn Thế Dân: Trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hàng trăm trường hợp và báo cáo tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm về kết quả trồng và sử dụng cây Lược vàng trong chữa bệnh” được tổ chức tại Thanh Hóa ngày 16-4-2008. Cây Lược vàng được đánh giá là cây thuốc quý, có tác dụng chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Tại hội thảo với sự góp mặt của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Thanh Hóa, Câu lạc bộ Hàm Rồng cùng nhiều đại biểu Sở Y tế, Sở Khoa học công nghệ, Công ty
Cổ phần dược vật tư y tế Thanh Hóa và đại diện Hội Đông y tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái, Hòa Bình, nhiều kinh nghiệm trồng và sử dụng cây Lược vàng chữa bệnh đã được đưa ra chia sẻ, phổ biến. Trong thời gian qua, trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật tỉnh Thanh Hóa đã trực tiếp gửi tặng cho các đơn vị, tổ chức y tế tỉnh bạn hàng ngàn cây Lược vàng làm giống và bào chế sử dụng.
Theo đó, cây Lược vàng có thể sử dụng toàn bộ thân, lá, rễ làm thuốc. Việc chế biến và sử dụng cây Lược vàng có thể tiến hành theo các cách đơn giản như sau: rửa sạch Lược vàng tươi, dùng nhai, nuốt hoặc hấp cơm ăn từ 3 đến 9 lá mỗi ngày. Dùng thân cây tươi thái mỏng, ngâm rượu, sau chừng 1 tháng rượu sẽ đổi sang màu đỏ như rượu vang là dùng được.

Mỗi ngày nên uống 3 chén nhỏ trước mỗi bữa ăn chừng 30 phút. Lá và thân cũng có thể phơi khô, pha uống thay chè. Nhìn chung, việc sử dụng cây Lược vàng được chế biến theo 2 dạng sản phẩm: dạng dùng uống bên trong là si-ro, rượu Lược vàng nhằm điều trị các bệnh viêm nội tạng, tiểu đường, ung bướu và các di chứng của bệnh tim mạch... và dạng xoa bóp bên ngoài bằng rượu Lược vàng chữa các bệnh về răng miệng, viêm họng, xoa bóp chữa các vết thương bị tụ máu, chữa đau lưng, nhức gân xương, thoái hóa khớp...

- Xin ông cho biết tác dụng phụ cần tránh khi sử dụng cây Lược vàng?

Theo kinh nghiệm, cây Lược vàng có tính mát, không độc, có khả năng hạ huyết áp. Do đó, khi sử dụng theo dạng uống như ngâm rượu, làm si-rô thì không nên uống với liều lượng quá nhiều, đề phòng tụt huyết áp.

Cụ thể, đối với những bệnh nhân ung thư và mang mầm bệnh ung thư đã phục hồi sức khỏe khi dùng thuốc từ cây Lược vàng, liệu đây có phải là tác dụng thực sự hay chỉ là ngẫu nhiên? - Hiện chưa có bất cứ công trình khoa học nào nghiên cứu và đưa ra khẳng định chắc chắn về vấn đề này nhưng theo kinh nghiệm của rất nhiều người đã sử dụng thành công, thì cây Lược vàng có những tác dụng tích cực. Cũng không thể khẳng định là những bệnh nhân ung thư khỏi hoàn toàn khi sử dụng dược phẩm Lược vàng. Trên thực tế, việc hồi phục sức khỏe sau khi bị suy sụp, đã là dấu hiệu tốt, rất đáng mừng đối với các bệnh nhân. Còn việc các tế bà o ung thư tái phát trở lại vào thời gian nào thì không thể biết trước.

Tuy nhiên, những thông tin về Cây lược vàng chữa bệnh ung thư, dạ dày, ung bướu, đại tràng, đục thuỷ tinh thể, sỏi thận... cần có thời gian nghiên cứu của các hội đồng chuyên ngành mới có thể khẳng định một cách chắc chắn.

- Xin cám ơn ông! 

P/S: Loại cây lược vàng (lan vòi) trồng rất dễ và công hiệu chữa bệnh rất lớn, là một lời đáp cho tiền thuốc của những bệnh nhân nghèo, thiết nghĩ, nên có những nghiên cứu cụ thể hơn và nhân rộng giống cây này.


Thời gian gần đây, một số tin “hot” về cây lược vàng được mệnh danh là “thần dược”. Theo yêu cầu của nhiều bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về cây thuốc lược vàng.
Theo dư luận nhân dân: 
+Cây lược vàng xuất hiện lần đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa vào cuối những năm 90. Và từ năm 2005, cây được giới thiệu phổ biến tại địa phương với nhiều công dụng chữa bệnh, trong đó có một số bệnh khó. Đó là các chứng bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thoái hóa đốt sống cổ, viêm đại tràng mạn tính, viêm gan, táo bón, chảy máu dạ dày, tiểu đường, mỡ máu, thấp khớp, chấn thương trầy xước, bầm tím, viêm họng, viêm mũi, viêm thận, đau răng, loét lợi, eczema, sỏi thận, tai biến mạch máu não, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư, đau lưng, bỏng, say rượu...

+ Dạng dùng thông thường là lấy cây tươi rửa sạch, nhai với ít muối, nuốt nước (mỗi lần 2-3 lá) hoặc cắt nhỏ, ngâm rượu, uống (mỗi lần 1/3 chén con). Ngày dùng 3 lần. Dùng ngoài, giã đắp hoặc xoa bóp bằng rượu ngâm lá.

+ lược vàng là một loại cây cỏ bình thường, có nguồn gốc ở Mexico, được di thực sang nước Nga, rồi đến Việt Nam (đầu tiên là tỉnh Thanh Hóa). Nay đã phát triển rộng ra nhiều tỉnh khác, đặc biệt là Hà Nội. Ở chợ cây Hoàng Hoa Thám, người ta háo hức đổ xô đi mua lược vàng với giá cao, có khi đến 40-50.000 đồng một cây. Đã có thời điểm, cây được liệt vào loại hàng bán chạy, cung không đủ cầu.

+ Cây có tên khác là lan vòi, địa lan vòi, lan rũ, tên khoa học là Callificia fragrans, thuộc họ thài lài (Commelinaceae) do Viện Dược liệu xác định. Thoạt đầu, lược vàng được coi là một loại cây cảnh như cây thiết mộc lan, vạn niên thanh. Sau đó, cây được giới thiệu làm thuốc qua tài liệu dịch từ bài báo đăng trên Tạp chí 30 K “Sức khỏe và Đời sống” của Cộng hòa liên bang Nga mà tác giả là Vladimir Ogarkov.

+Những năm gần đây, đã có một số cây thuốc từ kinh nghiệm nhân dân được khoa học chứng minh đầy đủ về mặt hóa học, dược lý; được áp dụng thực nghiệm có kết quả tốt và được sản xuất thành những chế phẩm bán ra thị trường với độ tin cậy cao trong việc chữa bệnh. Đó là cây chè dây (Ampelopsis canto-niensis) với chế phẩm Ampelop chữa đau dạ dày; trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium) với chế phẩm Crila chữa viêm tuyến tiền liệt; dây thìa canh (Gymnema sylvestre) với chế phẩm Diabetna chữa tiểu đường...
Còn những thông tin về công dụng, cách dùng và liều lượng nêu trên của cây được coi là “thần dược” chỉ để tham khảo, cần được các nhà khoa học nghiên cứu, chứng minh cụ thể và hướng dẫn cách sử dụng.

*** Nghiên cứu từ thực tiễn 
Trao đổi với chúng tôi, ông Lường Văn Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Dược-Vật tư y tế Thanh Hóa cho biết: “Mặc dù chưa có công trình khoa học nào chính thức khẳng định về công dụng chữa bệnh của cây lược vàng, nhưng kết quả khảo sát do CLB Hàm Rồng tổ chức vừa qua đối với 115 bệnh nhân đã sử dụng cây lược vàng, cho thấy những hiệu quả vô cùng bất ngờ”.

Cây lược vàng

Bác sĩ Phùng Sĩ Các, Chủ nghiệm CLB Hàm Rồng đưa ra kết quả khảo sát bằng phiếu thăm dò với kết quả khả quan: trong 115 bệnh nhân dùng lược vàng 32 người chữa khỏi bệnh viêm họng, viêm phế quản; 21 người khỏi bệnh đau khớp xương; 8 người khỏi bệnh đau dạ dày, tá tràng; 6 người khỏi bướu cổ, khỏe mạnh trở lại dù đã mắc ung thu di căn; 3 người khỏi cảm hàn, tê liệt chân tay... Đặc biệt, trường hợp bệnh nhân ung thu Trịnh Thị Chính, 52 tuổi, (trú tại số nhà 240, đường Đội Cung, phường Trường Thi, TP Thanh Hoá) từng bị trả về từ bệnh viện K do u nang buồng trứng di căn. Theo bác sĩ Phùng Sĩ Các, bà Chính về nhà trong tình trạng rất yếu, mạng sống chỉ tính bằng ngày.

Tuy nhiên chỉ sau vài tuần dùng rượu chế từ cây lược vàng, bà Chính tăng cân trở lại, đến nay, sau 4 tháng từ ngày trở về từ bệnh viện K, sức khỏe của bà hồi phục như chưa từng có bệnh gì xảy ra.

Cây lược vàng đã được Viện Nghiên cứu Dược liệu - Bộ Y tế xác định thuộc họ thài lài có nguồn gốc từ Mexico. Theo ông Nguyễn Văn Thát, Chủ tịch liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa, hiện chưa ai có thể khẳng định những dược chất chứa trong cây lược vàng gồm những thành phần gì. Đa số đều dùng theo kinh nghiệm từ một tạp chí Sức khoẻ - Đời sống của Nga, do tác giả Vladimir - Ogarkov viết.

Theo tài liệu này, cây lược vàng có tính mát, hạ huyết áp, không độc. Khi sử dụng có thể dùng lá ăn sống, toàn bộ thân rễ thì ngâm rượu uống, làm thuốc bóp. Theo kết quả kiểm chứng từ những bệnh nhân đã sử dụng, dược phẩm chế từ cây lược vàng có thể chữa trị rất nhiều chứng bệnh như viêm họng, dạ dày, tá tràng, đau lưng, khớp, bướu cổ di chứng não, tim mạch, huyết áp và xơ vữa động mạch, u nang buồng trứng.

Hiện tỉnh Thanh Hóa và các cơ quan chức năng đã phối hợp triển khai chương trình nghiên cứu đồng thời 2 dạng sản phẩm thuốc bóp và Siro dùng để uống chế từ cây lược vàng. Đó cũng là tín hiệu đáng mừng đối với những người dân nghèo để có thể tự trồng hoặc mua dược phẩm chữa bệnh hiệu quả cao với chi phí rẻ.

Từ những kết quả khảo sát ban đầu, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Thanh Hóa phối hợp cùng Câu lạc bộ Hàm Rồng – Thanh Hóa đã chính thức đưa cây lược vàng vào nghiên cứu thử nghiệm trong vòng 48 tháng (từ tháng 6/2008 đến 6/2012). Triển khai nhân giống lược vàng trên diện rộng, trước mắt dành 1000 m2 trồng lược vàng phục vụ việc nghiên cứu. Đồng thời đưa vào thử nghiệm lâm sàng 2 loại dược phẩm chế từ cây lược vàng (thuốc bóp và thuốc uống) trong vòng 30 tháng tại các bệnh viện Đông y Thanh Hoá, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hoá, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá và bệnh viện Thành phố Thanh Hoá.
cây lược vàng (lan vòi)
Dựa trên kết quả nghiên cứu thu được, Sở Y tế Thanh Hóa sẽ tiến hành lập hồ sơ đăng ký các dạng thuốc trình Bộ Y tế duyệt cấp số đăng ký lưu hành toàn quốc trong 18 tháng tiếp theo. Nhiều năm nay, cây lược vàng (còn gọi là lan vòi - tên khoa học là Callisia fragrans), vẫn được người dân sử dụng như một “thần dược” chữa bách bệnh. Từ năm 2006, tại Thanh Hóa bắt đầu rộ lên “phong trào” trồng lược vàng vừa làm cảnh, vừa làm thuốc tại các hộ gia đình.


* Theo Suckhoevadoisong.vn