Cây mọc hoang phổ biến ở rừng trung du và miền núi nước ta. Những năm gần đây cẩm ràng đã được nghiên cứu bước đầu về mặt hóa học và dược lý. Rễ cẩm ràng chứa saponin triterpenic mà phần genin đã được xác định là acid oleanic. Về mặt dược lý, cẩm ràng có tác dụng chống viêm mạnh ở cả giai đoạn cấp tính và mạn tính, nhất là giai đoạn viêm mạn tính. Dùng liều thích hợp dài ngày, cây không gây ảnh hưởng độc hại gì.
Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ. Sau đây xin giới thiệu một số bài dùng cẩm ràng:
Chữa sưng vú, áp xe vú:
Lấy 20-30g vỏ rễ cẩm ràng, để tươi, rửa sạch, giã nhỏ với muối, trộn với ít nước vo gạo đặc, bọc trong một miếng vải sạch, hơ nóng, đắp và băng lại. Có thể phối hợp với rễ cây trôm (hay cây sảng), lá mua non, lá bồ công anh, lá kim ngân với liều lượng bằng nhau. Dùng 3-4 ngày.
Chữa ho lâu ngày, viêm họng, viêm amidan: vỏ rễ khô cẩm ràng 8-12g, vỏ cây khế chua 20g thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Chữa viêm nhiễm sưng tấy chưa thành mủ: lá non cẩm ràng rửa sạch 10-20g giã nhỏ với ít muối, sao nóng, đắp lên vết thương.
Ngoài ra, vỏ rễ cẩm ràng 12g phối hợp với rễ cây ngấy tía 8g, rễ cây han tía 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống chữa hen; với rễ cây thóc lép 10g, lá cối xay 8g, sao vàng, sắc uống chữa phù thũng.
Nhân dân một số vùng còn dùng rễ cẩm ràng sắc uống chữa, bí tiểu tiện, rắn cắn.