Cây Lộc vừng - Chiếc - Freshwater Mangrove


Tháng 5, hoa Lộc Vừng khoe sắc

Khi trước tôi giới thiệu cùng các bạn bài viết “Tóc liễu tơ vương” về hoa của cây liễu rũ, có bạn hỏi đây có phải hoa của cây Lộc Vừng hay là có sự khác biệt về hai loại hoa này. Nay tôi đã có dịp chia sẻ về hoa Lộc Vừng mà các bạn đã đề cập đến.

Khoảng 3 năm trở lại đây, như một phong trào, cả khu phố tôi nhà nhà trồng lộc vừng, người người chăm lộc vừng, từ cây nhỏ trồng trong chậu cho đến cây lớn trồng vỉa hè trước cổng nhà. Vì họ quan niệm trồng lộc vừng thì được “lộc trời” cho nhiều như hạt vừng! Mỗi khi cây nhà ai nở hoa thì như cả xóm trầm trồ khen ngợi, những chủ nhân của cây cũng “sướng” lắm!
Tháng 5, mùa hoa Lộc Vừng lại trở về khoe sắc cùng khu phố của tôi...



Cứ mỗi buổi chiều, khoảng tầm độ 15 -16 giờ, hoa bắt đầu nở cho đến tận khoảng 7 giờ sáng hôm sau thì tàn. Hoa lộc vừng buông thành từng dây, mỗi dây nở ra hàng chục, hàng trăm hoa nhỏ. Mỗi hoa nở tung thành những “tia nắng” đỏ thắm, nhỏ và dài như những sợi cước. Đầu mút mỗi “tia nắng” là một đốm vàng tươi nổi bật giữa màu đỏ của hoa như thể phát sáng được. Nhìn bông lộc vừng không khác gì một bông pháo hoa vừa bùng nở trên trời. Về đêm hoa lộc vừng không chỉ khoe sắc mà còn khoe cả hương, bạn chỉ cần bước đi nhè nhẹ thả lòng sẽ cảm nhận được mùi hương dịu dàng của những bông hoa lộc vừng...


Tên khoa học: Barringtonia acutangula (L.) Gaertn. Họ: Lecythidaceae (Lộc Vừng). Nguồn gốc: Châu Phi, Australia. Cây gỗ lớn, thường xanh, vỏ màu nâu xám, nứt dọc khá sâu. Lá hình trái xoan hay mác ngược, đỉnh tù hoặc nhọn, gốc thót dà, mép có răng nhỏ, khi non có màu hồng.



Khi lúc chiều, những bông hoa chúm chím và bắt đầu nở bung dần đến tối và khoảng 7 giờ sáng hôm sau, dưới ánh nắng mặt trời, hoa dần rụng...

  
Trồng cây hoa lộc vừng không khó nhưng chăm sóc để cây sống, phát triển bền lâu và ra hoa được trong ang chậu… lại là việc không dễ chút nào. Nhiều người cho rằng lộc vừng là loài cây ưa nước, trồng ngoài bờ ao, nơi đầm lầy, lúc nào cũng ngập xung quanh mà cây vẫn phát triển, ra hoa đúng mùa, vì vậy trồng vào chậu cũng không cần thiết để lỗ thoát nước, nên trồng xong cứ đổ nước vào ngâm, làm bộ rễ cũ thối, không ra được rễ mới, dẫn đến cây lá úa vàng, thân héo dần rồi chết. Hoặc cây trồng lâu năm trong ang, bể, chậu về mùa mưa không thoát được nước, sau trận mưa cây bị ngập úng nhiều ngày, đầu rễ cũng bị thâm thối dẫn đến lá héo dần, không biết cách cứu chữa kịp thời thì cây cũng chết.
Cây Lộc vừng được trồng dưới đất, trước cổng nhà...Đất trồng lộc vừng tốt nhất là đất mầu trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục. Trồng xong tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới. Khi cây phát triển mạnh, chứng tỏ bộ rễ ở dưới đã khỏe, ta tưới nước thoải mái cho cây phát triển nhưng cũng không được để úng nước. Đầu rễ bị ngập trong nước không thoát được khí sẽ bị thối, chết dần từ đầu rễ vào, làm cây héo rũ rồi chết. Còn muốn để bầu cây lộc vừng ngâm trong ang, bể, chậu… thì khi mới trồng vào ang, bể, chậu… phải xếp gạch hoặc đá quanh bầu, thường xuyên tưới nước giữ độ ẩm, khi nào bộ rễ phát triển mạnh bao quanh bầu đất, bò ra cả ngoài gạch đá thì ta bỏ gạch đá ra, bịt lỗ thoát lại, ngâm cho bầu rễ trong nước thỏa mái cây vẫn phát triển tốt và ra hoa đúng mùa.
và trồng trong các chậu kiểng như một dạng cây Bonsai, cây kiểng ...   
 
                                                                                                                                                                                                       Sau mỗi mùa hoa, tùy có loại cây kết trái hoặc không kết trái ...
Đọt non cây Lộc vừng được xem là một loại "rau sạch" được nhiều người ưa thích. Tại khu du lịch sinh thái Hầm Hô (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) có rất nhiều cây Lộc vừng mọc bên bờ suối và nhà hàng ở đây dùng đọt non cây Lộc Vừng chế biến thành rau để dùng với Cá Niên - là một loại đặc sản phục vụ du khách đến tham quan nơi đây.

 
 
                                           
Về cách chăm sóc cũng tương tự giống như chăm sóc các cây cảnh khác. Trồng đảm bảo kĩ thuật thì việc chăm sóc đơn giản. Chỉ cần đặt bồn ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều ở cả 4 phía. Hàng ngày chú ý tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây. Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc. Hàng tháng tưới nước phân bổ sung cho cây một lần. Hai, ba năm trồng lại, thay đất mới cho cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.

Trường hợp cây lộc vừng trồng trong ang, bể, chậu… không đảm bảo đúng kĩ thuật bị úng nước, lá héo rũ, ta phai khắc phục ngay bằng cách: Nếu cây mới trồng thì phải vặt bỏ toàn bộ lá cây rồi khoan lỗ sát đáy để cho nước thoát nhanh, sau đó để 2-3 ngày bầu đất khô mới tưới nhẹ giữ độ ẩm cho cây phát triển.

   

Trường hợp cây trồng đã lâu, nay bị úng thì có hai cách khắc phục. Một là vặt bỏ tất cả lá rồi khoan lỗ như trên, sau đó đào bỏ đất, rễ xung quanh thành chậu độ 10 phân (từ miệng chậu xuống tận đáy) cho đất, phân, trấu trộn đều vào thay phần đất, rễ mới đào bỏ ra, tưới nhẹ nước vào khi nào thấy nước chảy ra các lỗ thoát là được. Cách thứ hai là vặt bỏ lá rồi đánh bầu cây ra, khoan lại lỗ thoát nước cho thông, cắt bỏ phần rễ thối, rễ khô già, sau đó cho đất, phân mới vào trồng lại như cách trồng đã nêu ở trên.
 Trần Hoa Khá

 
-Tên gọi khác: Cây rau vừng, Cây chiếc, Cây mưng, Ngọc nhị tam lang.
-Tên tiếng Anh: Asian barringtonia, Beach barringtonia, Mango-pine, mangobark, Cornbeefwood, Fish Poison Tree, Fish-killer-tree, Putat or Sea Poison Tree.
-Tên khoa học: Barringtonia asiatica (L.) Kurz
-Tên đồng nghĩa:
Agasta asiatica Miers
A. indica Miers
Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.
B. butonica J.R.Forst.
B. speciosa J.R.Forst. & G.Forst.
Mammea asiatica L. (basionym)
Michelia asiatica Kuntze

Phân loại khoa học


Giới (Kingdom):
Thực vật (Plantae)
Ngành (Phylum):
Thực vật có hoa (Angiosperms)
Lớp (Class):
Hai lá mầm thực (Eudicots)
Phân lớp (Subclass):
Bộ (Order):
Họ (Family):
Lộc vừng (Lecythidaceae)
Chi (Genus):
Loài (Species):
Barringtonia asiatica

Chi Lộc vừng (Barringtonia) là cây bản địa vùng Đông Nam Á và Australia, được biết khoảng 10 loài (species) khác nhau gồm:
1-Barringtonia acutangula (Lộc vừng Hồ Gươm).
2-Barringtonia asiatica (Lộc vừng Nam Bộ-Cây rau vừng).
3-Barringtonia calyptrata (Lộc vừng Australia).
4-Barringtonia edulis Seem.
5-Barringtonia payensiana (Lộc vừng Malaysia)
6-Barringtonia procera (Miers) R.Knuth
7-Barringtonia racemosa (L.) Spreng.
8-Barringtonia reticulata (Blume) Miq.
9-Barringtonia samoensis A.Gray
10-Barringtonia seaturae H.B.Guppy (= B. petiolata ).




Ở Việt Nam cây Lộc vừng có nhiều loài khác nhau nhưng có dạng hình tương tự nhau với nhiều tên gọi khác nhau như: Lộc vừng (Miền Bắc), Cây Mưng (Miền Trung), Cây chiếc, Cây rau vừng (Miền Nam).

Phân bố

Chi Lộc vừng (Barringtonia) là cây bản địa vùng Đông Nam Á và Australia, được phân bố ở Trung Á (Afghanistan ), Nam Á (Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh), Đông Nam Á (Thái Lan, Việt Nam, Cam puchia, Philippines, Indonesia) và Châu Úc (Australia, Queenland)…Thường là những loài cây hoang dại hoặc được trồng để làm rau và cây cảnh.
Mô tả
+Loài Lộc vừng phổ biến nhất: là Cây chiếc hay Rau vừng -Nam Bộ (Barringtonia asiatica ), có nguồn gốc từ môi trường sống ngập mặn trên bờ biển, hải đảo nhiệt đới của Ấn Độ Dương và tây Thái Bình Dương từ  Zanzibar phía đông Đài Loan , Philippines , Fiji , New Caledonia , Quần đảo Cook , Wallis và Futuna  Polynesia thuộc Pháp. Loài này được trồng dọc theo đường phố cho mục đích trang trí và bóng mát ở một số vùng của Ấn Độ, ví dụ trong một số thị trấn trên bờ biển phía đông nam. Nó còn được gọi là Boxtree do quả giống hình hộp có mặt cắt ngang gần hình vuông của nó. Loài này được mô tả và mang tên đầu tiên là Mammea asiatica bởi Carl Linnaeus vào năm1753.
Cây Lộc vừng Barringtonia asiatica là một loại cây phổ biến trong Rừng ngập mặn, ở Malaysia loài này xuất hiện trên các vùng đất ngập nước như các vùng đất ngập nước Kuching  Vườn quốc gia Bako. Tên Mã Lai của loài này được gọi là “Putat laut” hoặc “Butun”.
Ở Việt nam loài này mọc hoang ở vùng ven biển Nam Bộ và vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên.
-Thân: Đây là một loài cây gỗ cao 7-20 m.
-Lá: Các  hình thuôn hẹp , dài 20-40 cm và rộng 10-20 cm . Lá non mềm, bóng, màu xanh vàng ửng nâu, có vị chát, hơi chua, nên được nhiều người thích dùng làm rau.
-Hoa: Hoa lớn, màu hồng trắng, hoa tỏa mùi hương ngọt ngào thu hút dơi và bướm đêm để thụ phấn.
-Quả: Loài quả lộc vừng có có mặt cắt ngang giữa quả có hình hộp nên trong tiếng Anh còn gọi là Boxtree. Đây là một đặc điểm để căn cứ phân loại, những loài tiết diện ngang của quả hình tròn được xem là biến thể của loài này, có thể được phân chia thành loài khác, chính đặc điểm này gây ra nhiều rắc rối trong việc phân loại cây lộc vừng.
Quả có đường kính 9-11 cm, có lớp xơ dầy bao quanh hạt, làm cho quả này trôi nổi trên nước biển và có thể tồn tại tới 10-15 năm, chúng phát tán giống như quả dừa khô trôi trên biển.





Quả cây lộc vừng
-Hạt: Hạt có vỏ rắn, dường kính 4-5 cm.
+Loài quan trọng thứ hai là cây Lộc vừng hoa đỏ (Barringtonia acutangula),loài này có nguồn gốc từ vùng đất ngập nước ven biển ở miền nam Châu Á và Bắc Úc , phân bố từ Afghanistan về phía đông Philippines  đảo Queensland.
Loài này là cây Lộc vừng được người Pháp du nhập và cho trồng ở quanh bờ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội). Đây là loài cây có công dụng dược liệu quan trọng.
+Loài quan trọng thứ ba là cây lộc vừng hoa trắng hay hồng (Barringtonia racemosa ( L. ) Roxb.). Loài này còn có tên là Lộc vừng hoa chùm, Chiếc chùm, Cây mưng, Tam lang.
Có tên thường gọi trong tiếng Anh là Stream Barringtonia, Freshwater Mangrove, Indian Oak, Indian Putat, Fish killer tree.

Thành phần hóa học

Tất cả các bộ phận của cây đều có chứa chất độc hại , chất độc hại điển hình là các hoạt chất saponin. Thành phần các hoạt chất Saponins gồm:
1-Barringtoside A: 3-O-beta-D-xylopyranosyl (1 -> 3) - [beta-D-galactopyranosyl (1 -> 2)-beta-D-glucuronopyranosyl barringtogenol C;
2-Barringtoside B: 3-O-beta-D-xylopyranosyl (1 -> 3) - beta-D-galactopyranosyl (1 -> 2)]-beta-D-glucuronopyranosyl-21-O-tigloyl-28 -O-isobutyryl barringtogenol C;
3-Barringtoside C: 3-O-alpha-L-arabinopyranosyl (1 -> 3) - [beta-D-galactopyranosyl (1 -> 2)]-beta-D - glucuronopyranosyl barringtogenol C.
Các hợp chất độc Saponins có nhiều nhất trong quả cây lộc vừng (có nhiều nhất ở cây lộc vừng hay rau vừng  Nam Bộ (Barringtonia asiatica ). Ở nhiều nước Nam Á và Đông Nam Á người ta đâm nát quả lộc vừng để rải xuống ao, hồ làm chất độc thuốc cá. Chất độc này có tác dụng làm cho cá ngột ngạc, bị khờ và nổi lên để dể bắt. Nhưng chất độc trong thịt cá ở hàm lượng thấp không đủ gây độc cho người ăn cá.
Chính vì vậy trong tiếng Anh có tên gọi cây lộc vừng là: Fish Poison Tree (Cây thuốc cá) , Fish-killer-tree (Cây diệt cá), Putat or Sea Poison Tree (Cây độc biển).

Công dụng của cây lộc vừng

a-Đọt và lá non cây lộc vừng dùng làm rau
Về hương vị, màu sắc và cảm quan, đọt và lá cây lộc vừng rất được ưa chuộng để dùng làm rau ở một số nước vùng Đông Nam Á, đặc biệt ở Nam Bộ Việt Nam lá lộc vừng được xem như một loại rau đặc sản để ăn sống và nấu canh chua.
Người Châu Âu rất sợ ăn lá cây lộc vừng vì chất độc nhất là các chất Saponins có trong loại cây này. Họ cho rằng người Việt Nam và một số nước Đông Nam Á ăn rau lộc vừng theo kiểu “ điếc không sợ súng”!
Bản thân tác giả đề nghị người Việt Nam ta nên hạn chế và tốt nhất không nên ăn rau từ các loài cây lộc vừng và nhắn gửi những người đã đọc qua trang web này có lời khuyên với nhiều người khác nên tránh ăn rau lộc vừng, mặc dù hiện nay có nhiều người ca tụng loại rau này, trong đó có những nhà hàng sang trọng đang quảng cáo rau rừng như một mốt thời đại!

Rau lộc vừng (lá chiếc) Nam Bộ
b-Quả cây lộc vừng dùng làm chất độc diệt cá
Trong kinh nghiệm dân gian ở một số nước trong vùng Nam Á và Đông Nam Á dùng quả già của cây lộc vừng đâm nát làm bả thuốc diệt cá trong ao hồ để cá khờ dể bắt.
Các dùng này không phổ biến ở Việt nam.
c-Cây lộc vừng trồng làm cây cảnh
Do cây lộc vừng sống lâu, có nhiều cành, dể uốn, sửa thế nên được nhiều người dân ở Việt nam cũng như ở các nước Châu Á dùng trồng làm cây cảnh trong chậu và cây cảnh cổ thụ.
Ở Việt Nam cây lộc vừng mọc hoang được bứng trồng trong chậu để làm cây cảnh. Do giá đắt của cây cảnh lộc vừng, cây sống hoang dại ở vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và vùng ven biển Nam Bộ bị săn lùng để bứng làm cây cảnh nên trong tự nhiên loài cây này giảm đi trầm trọng. Cây lộc vừng sống lâu, ít sâu bệnh, có hoa và chùm quả đẹp nên được giới trồng cây cảnh rất ưa thích.

Cây lộc vừng trồng làm cây cảnh
Hiện nay tại làng Siêu Quần, xã Phong Bình (Phong Điền, Thừa Thiên- Huế) cách thành phố Huế chừng 40 km về phía Bắc được bao bọc bởi rừng lộc vừng cổ thụ (người làng gọi là cây mưng). Trên con đê, hàng nghìn cây lộc vừng xanh mướt chạy dài dọc cánh đồng.Rừng cây lộc vừng hay cây mưng ở nơi đây theo ghi nhận của làng đã khoảng 500 năm tuổi.
Người xưa đã đắp đê ngăn mặn để trồng trọt và chọn cây lộc vừng trồng thành bốn vòng bao quanh làng để giữ đất, chắn sóng. Đến nay, cây lộc vừng không ngừng phát triển với diện tích khoảng 20 ha, chiếm 1/5 diện tích làng.
Theo các cụ trong làng cho biết sở dĩ làng có thể giữ được rừng lộc vừng như bây giờ là nhờ vào hương ước. Làng nghiêm cấm người dân chặt phá cây mưng. Người nào chặt dù là cành nhỏ phải cầm mõ đi quanh làng mà rao rằng: "Tôi bẻ cành, chặt mưng của làng, đã phạm tội đến tổ tiên, từ nay tôi không dám vi phạm nữa”.
Giờ không còn chuyện rao mõ nữa, nhưng mới đây một người dân trong làng bứng cây mưng nhỏ về nhà trồng, bị phát hiện đã bị làng xử phạt 500.000 đồng và bị nêu tên trên loa truyền thanh của xã.
Rừng lộc vừng (cây mưng) 500 tuổi ở xã xã Phong Bình (Phong Điền, Thừa Thiên- Huế)

Cây lộc vừng cảnh ở Khu phố 7 – Thị Trấn Võ Xu - huyện Đức Linh - tỉnh Bình Thuận

d-Các bộ phận cây lộc vừng dùng làm thuốc chửa bệnh.

+Theo Đông y
Cây lộc vừng có tính vị: Rễ đắng, có tính hạ nhiệt. Hạt thơm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Rễ được dùng trị bệnh sởi. Quả dùng trị ho và hen suyễn. Nhân hạt giã ra thêm bột và dầu, dùng trị ỉa chảy. Hạt được dùng trị các cơn đau bụng, và bệnh về mắt, còn dùng để thuốc cá.
Quả lộc vừng xanh ép nước bôi chữa chàm hoặc ngâm rượu trị nhức răng. Vỏ cây chứa nhiều tanin, dùng chữa bệnh tiêu chảy, đau bụng.
Ở Ấn Ðộ, rễ làm thông, làm mát, quả trị ho, hen và ỉa chảy, nhân hạt cùng với sữa dùng trị bệnh vàng da và các chứng bệnh về mật; hạt dùng trị đau bụng và bệnh về mắt, hạt và vỏ trị giun, xổ , sát trùng và để thuốc cá.
Ở Malaixia, lá hoặc cả rễ và vỏ dùng đắp trị ghẻ và các nốt đậu.
Ở Philippines, vỏ thân chữa vết thương, nếu sắc uống lại có tác dụng chữa đau dạ dày.
+Theo Tây y
Trong cây lộc vừng hoa đỏ -loài trồng ở Hồ Hoàn Kiếm-Hà Nội (Barringtonia acutangula) có các chất:
-axit ellagic: 3'-dimetoxy dihydromyticetin.
-axit galic.
-axit bartogenic.
-stigmasterol este
-triterpenoids: Olean-18-en-3beta-OE-coumaroyl este và Olean-18-en-3beta-OZ-coumaroyl 12, 20 (29)-lupadien-3-o.
-Các đồng phân loại Oleanane triterpenoids:
-racemosol A (1): [22alpha-axetoxy-3beta, 15alpha, 16alpha, 21beta-tetrahydroxy-28-(2-methylbutyryl) Olean-12-ene.
-isoracemosol A (2): [21beta-axetoxy -3beta, 15alpha, 16alpha ,28-tetrahydroxy-22alpha-(2-methylbutyryl) Olean-12-ene.
-Các hợp chất Saponins:
-barringtoside A.
-barringtoside B.
- và barringtoside C.
-các glucosid saponin
-vỏ chứa 18% tanin.
Hổ hợp các hoạt chất này trong dịch chiết của rể và quả cây lộc vừng(Barringtonia acutangula) được Tây y xác định:
1-Có tác dụng chống viêm: được sản xuất dạng tân dược.
2-Sản xuất thuốc kháng sinh: có triển vọng.
3-Tác dụng chống loài vi trùng gây viêm loát dạ dày, tá tràng (Helicobacter pylori) là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày do vi trùng này đã được xác định (theo Samanta SK. Nhattacharya. Mandal C. Pal BC. Journal of Asian Natural Products Research. 12 (8): 639-48, 2010 Aug.).
4-Chất chiết của hạt lộc vừng hoa đỏ (Barringtonia acutangula) có tác dụng chống ung thư đã được xác định (theo Samanta SK. Nhattacharya. Mandal C. Pal BC. Journal of Asian Natural Products Research. 12 (8): 639-48, 2010 Aug.).
5-Chất chiết trong vỏ và hạt cây lộc vừng có tác dụng giảm đau đã được xác định. (theo Journal of Ethnopharmacology. 86(1): 21-6, 2003 May.).
6- Chất chiết trong vỏ và hạt cây lộc vừng có tác dụng kháng nấm đã được xác định (theo International Journal of Research in Pharmaceutical Sciences 2010 1:4 (407-410).
Hiện nay có nhiều sản phẩm tân dược từ cây lộc vừng đã dược sản xuất và lưu hành trên thế giới.

Một số bài thuốc từ cây lộc vừng

1-Chữa bệnh trĩ bằng lá cây lộc vừng:
Bài thuốc này rất đơn giản, đã được nhiều người dùng. Rất an toàn và dể kiếm và hiệu quả cao. Một chét lá cây lộc vừng tuơi - khoảng 20gram (cây trồng làm cảnh ở mọi nơi đều có). Yêu cầu lá Bánh tẻ (không non quá, không già quá) rửa bằng nước nhiều lần cho thật sạch, lần cuối rửa bằng nước sôi nguội, để ráo nước, buổi tối trước đi ngủ khoảng 15 phút, nhai lá cây, nuốt lấy nước, bã đắp vào hậu môn (dùng một miếng Polyethylen sạch lót phía ngoài sao cho không bị thấm mất nước từ bã ra ).
Tác dụng : làm hết táo bón, co búi trĩ (nội và ngoại) chống viêm, cầm máu. Dùng một đợt từ 7-10 ngày, sau đó nếu có thể kiếm được lá lộc vừng ăn sống khoảng 10 ngày nữa thi không còn bị khổ vì trĩ nữa. (theo nguyentampharma.com).
2-Trị bệnh đau bụng, tiêu chảy, sốt:
Vỏ thân lộc vừng, thu hái quanh năm, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô được dùng làm thuốc chữa đau bụng, tiêu chảy, sốt, do vỏ chứa nhiều tanin (16%). Khi dùng, lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. (theo Dược sĩ ĐỖ HUY BÍCH).
3-Quả cây lộc vừng chữa đau răng:
Quả lộc vừng còn xanh, ép lấy nước, bôi chữa chàm, hoặc nghiền nhỏ ngâm với rượu, ngậm nhổ nước chữa đau răng. (theo Dược sĩ ĐỖ HUY BÍCH).





Freshwater Mangrove

Chiếc - Lộc vừng

Barringtonia acutangula (L.) Gaertn.

Lecythidaceae
Đại cương :
Tên thường gặp là Barringtonia, Freshwater Mangrove, India Oak, India Putat.
Việt Nam gọi là cây “ Lộc vừng ”, danh pháp khoa học Barringtonia acutangula L.thuộc họ Lecythidaceae.
Đồng nghĩa : Barringtonia spicata hay Eugenia acutangula.
Cây Lộc vừng còn gọi là “ cây Chiếc ” hay “ Lộc mừng ” là một cây sống ở vùng đất ẫm nước lợ rừng sát ven biển, nơi cửa sông vùng Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Phi luật Tân và Queensland.
Tại Đông Nam Á, cây Lộc vừng được phân phối ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam cây lộc vừng được tìm thấy từ Bắc vào Nam tới Côn đảo.
Cây Lộc vừng có thân gốc đẹp, hoa màu đỏ cho mùi thơm thường được dùng làm cây cảnh, bonsai.
Những người thích cây cảnh liệt Lộc vừng trong tứ quý : Sanh, Sung, Tùng, Lộc.  
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Barringtonia là một cây luôn xanh, trong tiếng Phạn, những nhà văn gọi là Hijja hoặc Hijjala.
Trái Lộc vừng tên gọi Samudra và Dhātriphala hay “ y tá của trái cây ” và là một trong những cây được biết đến nhiều nhất trong nước Ấn Độ. Cây Barringtonia thân mộc cao khoảng 5 - 8 m với những vỏ nứt thành những khe màu xám tối.
, hình bầu dục, nhiều, hơi rậm ở đỉnh nhánh cây, lá non rời riêng ra có răng mịn ở bìa lá. Một phần lá rụng trong thời gian khô dài.
Hoa, nhiều, hợp thành chùm rũ xuống, màu đỏ, khoảng 20 cm dài. Đặc điểm của hoa là thường hay nở vào ban đêm, tỏa một hương thơm thoang thoảng, nhẹ nhàng trong bầu không khí tĩnh mịch.
Mỗi năm hoa nở hai (2) vụ vào khoảng tháng 7-8 và tháng 10-11 âl. Sự trổ hoa cận vào dịp Tết Nguyên đán việt nam nên cũng như hoa mai vàng, với đặc tính ưa nước của lộc vừng người ta có thể điều chĩnh lượng nước tưới mà bắt lộc vừng trổ hoa vào dịp Tết theo ý muốn của những người chơi cây cảnh bonsai.
Trái Lộc vừng hình chữ nhật 4 mặt, sản xuất định kỳ suốt năm, 3 đến 4 cm dài, khoảng 1,5 cm dày, hình tứ giác thẳng, nhọn ở đỉnh, đồng bộ do các thùy đài hoa tồn tại liên tục.
Loài Lộc vừng này, phát triển trên những bờ sông nước ngọt, cạnh các đầm lầy nước ngọt và theo mùa nước lũ ngập trong vùng đồng bằng, thường thì gặp những nơi đất nặng ( lourds ).
Sự nhân giống được thực hiện bằng sự phát tán hạt. Cây chịu đất sét, hệ thống thoát nước kém. Không nhất thiết với điều kiện trên, cây lộc vừng có thể sống phát triển trong những loại đất khác.
Bộ phận sử dụng :
Vỏ thân, rể, lá, trái, hạt.
Thành phận hóa học và dược chất :
► Lá lộc vừng chứa :
- acide trihydroxy triterpene monocarboxylic,
- acide acutangulic,
- và other acides hửu cơ khác,
- barrigtogenic,
- tangulic
- và acides oleanolic ;
- saponins
- và sapogenins,
- acutagenol A
- và acutagenol B,
- ba (3) triterpenoid sapogenols,
- barringtogenols, B, C và D, E,
- hai (2) triterpenoid acid sapogenins,
- stigmasterol glucoside,
- ß-sitosterol và ß-amyrin.
► Trái lộc vừng chứa :
- barringtogenol D, C và B,
- saponins
- và acide barrigenic..
► Hạt lộc vừng chứa :
- triterpenoid glycosides,
- barringtogenin.
► Vỏ lọc vừng chứa :
- tannins
- và một lượng nhỏ sapogenin.
► Gổ lộc vừng chứa : Wood contains :
- một acide triterpenoid dicarboxilic,
- acide barrigtonique,
- và tirterpenoids khác,
- acide barrigenic,  
- và hexa-hydorxytriterpene,
- tanginol.
► Nhánh gổ lộc vừng chứa :
- barringtogenol E
- và acide triterpenic ,
- acide barrinic (Ghani, 2003; Rastogi & Mehrotra, 1993).
● Vỏ Lộc vừng chứa chất giảm đau trấn thống mạnh :
- Also3,3'-dimethoxy ellagic acid,
- dihydromyticetin,
- acide gallic,
- acide bartogenic và stigmasterol,
- triterpenoids,
- olean-18-en-3beta-O-E-coumaroyl ester và olean-18-en-3beta-O-Z-coumaroyl ester 12, 20(29)-lupadien-3-o
- Oleanane-type isomeric triterpenoids:- racemosol A (1) [22alpha-acetoxy-3beta,15alpha,16alpha,21beta-tetrahydroxy-28-(2-methylbutyryl)olean-12-ene] và  isoracemosol A (2) [21beta-acetoxy-3beta,15alpha,16alpha,28-tetrahydroxy-22alpha-(2-methylbutyryl)olean-12-ene].
▪ Saponins :
- barringtoside A, 3-O-beta-D-xylopyranosyl(1-->3)-[beta-D-galactopyranosyl(1-->2)]-beta-D- glucuronopyranosyl barringtogenol C;
-  barringtoside B, 3-O-beta-D-xylopyranosyl(1-->3)-]beta-D-galactopyranosyl(1-->2)]-beta-D- glucuronopyranosyl-21-O-tigloyl-28-O-isobutyryl barringtogenol C;
- barringtoside C, 3-O-alpha-L-arabinopyranosyl(1-->3)-[beta-D-galactopyranosyl(1-->2 )]-beta-D - glucuronopyranosyl barringtogenol C.
▪ Thành phần chất dinh dưởng chánh :
- tinh bột ,
- chất đạm protéine ,
- chất cellulose ,
- chất béo ,
- caoutchouc,
- những chất có trạng thái kiềm.
- và một hoạt chất tương tự như chất saponin dưới dạng bọt được ổn định khi được lắc trong một dung môi nước .
▪ Từ vỏ cây Lộc vừng, một nghiên cứu cho thấy hiện diện :
- Chín (9) chất triterpene saponins,
-  acutangulosides A-F,
- và acutanguloside D-F methyl esters
- và chất triterpene aglycone.
▪ Nghiên cứu trong dung môi éthanolique chiết xuất từ trái lộc vừng cho thấy chất saponins, thủy phân cho ra :
- triterpenoid sapogenins,
- barringtogenol B, C
- và D và hai (2) acide triterpenoid sapogenins.
Đặc tính trị liệu :
Cây lộc vừng có những tác dụng y học sau :
● Nước ép lá lộc vừng tác dụng trong :
- bệnh tiêu chảy diarrhée
- và bệnh lỵ dysenterie.
● Rể lộc vừng vị đắng tác dụng :
- thuốc hạ sốt antipyrétique,
- làm mát lạnh refroidissement,
- kích thích bữa ăn ngon apéritif
- và long đờm  expectorant,
- kích thích stimulant
- và buồn nôn émétique;
 Cây được cho là giống như Chincona với những đặc tính trị liệu.   
● Trái lộc vừng vị cay, đắng,
- lọc máu dépuratif,
- làm nôn mửa.
- làm se thắt ruột astringent pour les intestins,
- chất kích thích sinh sữa lactagogue,
- giảm đau vết thương vulnéraire,
- trừ giun sán anthelmintiques;
- hửu ích trường hợp tiết nhiều mật biliousness,
- viêm phế quản bronchite,
- đau mắt yeux irrités,
- vết thương rĩ mủ suintement,
- chứng viêm nước mũi catarrhe nasal
- và những ảo giác hallucinations.
● Hạt lộc vừng là thuốc :
- tống hơi carminatives
- và thuốc làm nôn mửa émétique;
► phối hợp với nước ép của gừng  gingembre được sử dụng : 
▪ trong trường hợp chứng viêm nước mũi và đường hô hấp. 
▪ đắp trên ngực để làm giảm đau và lạnh .
▪ trên bụng để giảm đau bụng tã (đau bụng đi cầu ) và đầy hơi flatulence.
Hạt cũng được ghi nhận để :
- giảm trường hợp yếu tinh dịch faiblesse séminale
- và bệnh lậu gonorrhée.
● Vỏ Lộc vừng được xem như chất :
- thuốc kiện vị bổ bao tử stomachique.
- làm se thắt trường hợp bị tiêu chảy, 
- và bệnh lậu blennorrhagie,
- và như thuốc giải nhiệt fébrifuge trong bệnh sốt rét paludisme.
EtOH (50%) của rể tác dụng :
- hạ đường máu hypoglycémique
- và vỏ của thân là thuốc chống lại nguyên sinh động vật antiprotozoaire (Asolkar et al., 1992).
Kinh nghiệm dân gian :
▪ Tại Phi luật Tân, người ta nấu sắc vỏ lộc vừng dùng như thuốc kiện vị bổ bao tử,
▪ Vỏ cây cũng dùng đắp lên những vết thương .
▪ Ở Amboine và Ấn Độ Inde, rể cây và vỏ cây lộc vừng dùng để trị những vết thương ,
▪ nước ép lá cây dùng trị bệnh tiêu chảy.
▪ Trong Sind, trái lộc vừng dùng chữa trị :
- ho toux,
- cảm cúm rhume
- và bệnh suyễn.
▪ Hạt lộc vừng được dùng như chất cho :
- mùi thơm trong đau bụng đi cầu colique
- và trong quá trình sinh đẻ parturition
- cũng như dùng cho mắt.
▪ Hạt lộc vừng dạng bột, trộn với  và cao lương sagoutier ( loại cọ Metroxylon sagu  dùng cho tiêu chảy.
▪ Ở Bombay, nhân của hạt dùng như chất làm nôn mửa émétique.
▪ Hạt dạng bột dùng như thuốc lá tabac hít vào để chữa trị đau đầu .
▪ Hạt của trái lộc vừng, chà trên đá trộn với nước ép gừng tươi, để chữa trị chứng bệnh viêm nước mũi và trục xuất đầy hơi gaz  flatulente trong chứng đau bụng đi cầu colique .
▪ Chà xát lộc vừng với nước :
- trên ngực để làm giảm đau và cảm lạnh  
- chà xát ở bụng để giảm đau bụng đi cầu colique và chứng đầy hơ gaz.
▪ Ở Ấn Độ, trái và lá lộc vừng được nấu sắc dưới độ Ph kiềm dùng cho bệnh rối loạn bụng abdominaux và lá lách rat.
▪ Chà hạt lộc vừng trên đá và đắp trên xương ức sternum dùng cho cảm lạnh rhumes,
▪ Dùng vài hạt pha trộn với nước ép gừng tươi, dùng để uống , chữa trị ói mữa hay giúp đở tẩy trục xuất chấy nhày.
▪ Trái cây lộc vừng phối hợp với thuốc mỡ xát trùng dùng cho vết loét bệnh hoa liểu.
▪ Nước ép lá lộc vừng dùng trong chứng tiêu chảy chất nhày diarrhée mucoïde.
▪ Trái dùng như thuốc trục giun sán và như chất làm se thắt trong trường hợp viêm nướu răng.
▪ Nấu sắc vỏ cây lộc vừng dùng như nước súc miệng trường hợp vấn đề nướu răng
▪ Ở Tích Lan , dùng chữa trị bệnh sốt rét.
▪ Tại Đức, Ủy ban E monographie, đã công nhận dùng vỏ cây để chữa trị cảm lạnh rhume thông thường .
▪ Chất độc : Tại Phi luật Tân, vỏ cây được sử dụng như chất độc để thuốc cá 
Nghiên cứu :
● Tác nhân kháng vi trùng :
Chiết xuất từ tinh dầu thô cho thấy hoạt động rất tốt với tất cả những các sinh vật thử nghiệm vi khuẩn gram âm – và gram + và 2 loại nấm. Đó là kể đến hiệu quả đặc biệt với 2 loài vi khuần Bacillus subtilis và Aspergillus niger, người ta có có thể so sánh nó với kanamycine và fluconazole.
Nghiên cứu dung dịch trích của năm (5) cây ăn được vùng Bắc Thái Lan cho thấy dung dịch trích từ méthanolique của cây lộc vừng Barringtonia acutangula là có hoạt động nhất. Kể cả vi trùng Escherichia coli, salmonella typhimurium, Staphylococcus aureus, Bacìllus cereus và Pseudomonas aeruginosa.
 Chống sốt rét :
Trong phòng thí nghiệm, hoạt động chống vi trùng sốt rét của dung dịch trích từ rể Barringtonia acutangula ở chuột :
Dung dịch trích không độc, và có tác dụng cơ hữu chống sốt rét, đặc tính này được biện minh bởi dân bản địa dùng làm thuốc ở Tích Lan Sri Lanka.
● Tác nhân kháng khuần :
những tác nhân gây bệnh đường tiểu .
Nghiên cứu trên cây lộc vừng Barringtonia acutangula cho thấy dung dịch trích trong éthanol đưa ra phổ quát cho sự ức chế tiếp theo bởi chất chloroforme, éther dầu hỏa, và dung dịch chống lại những tác nhân gây bệnh đường tiểu trong thời gian thữ nghiệm.
● Những triterpénoïdes :
Nghiên cứu phân lập được :
- ba (3) sapogenins triterpenoid mới cuộn lại barringtogenol B, C và D từ những trái cây.
- hai (2) acides sapogenins triterpenoid cũng đã được phân lập cũng từ một nguồn ( trái ), người ta đã xác định làbarringtogenate méthyle.
Một nghiên cứu đem lại chất glucoside triterpénoïde của cây lộc vừng Barringtonia acutangula
(- 2 bis, 3ß, 19a-trihydroxy-olean-12-ène-23 ,28-dioïque 28-O-ß-D-glucopyranoside).
● Hoạt động chống oxy hoá / hóa trị liệu phòng ngừa (chimio-préventive) :
Những dung dịch trích cho thấy hoạt động quan trọng trong tất cả các thữ nghiệm chống oxy hóa của hoạt động chống oxy hóa hoàn toàn gia tăng phụ thuộc theo liều lượng.
Những kết quả cho thấy cây lộc vừng Barringtonia acutanggula có thể hành động như yếu tố hóa trị liệu phòng ngừachimio-prévention, bằng sự cung cấp các chất chống oxy hóa và bảo vệ chống lại những gốc tự do.
● hoạt động kháng khuẩn / kháng nấm :
Bởi phương pháp hóa thực vật  truy tìm cho thấy những chất như :
- terpénoïdes,
- stéroïdes,
- tanins,
- những flavonoïdes
- và saponines glycosides.
Những kết quả cho thấy lá Barringtonia acutangula ( lá lộc vừng ) thể hiện tiềm năng hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm.
Ứng dụng :
● Cây lộc vừng còn có những hiệu quả thực dụng như :
- chống ung bướu antitumorale ( chiếc xuất từ hạt ),
- kháng sinh antibiotique,
- Ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn Hélicobacter pylori.
- hoạt động giảm đau antinociceptive.
- Kháng nấm antifungique.
Cây Lộc vừngCây Lộc vừng này từ lâu người ta sử dụng trong lãnh vực như :
- y học ,
- dùng gổ,
- và như cây thuốc cá.
Trong y học truyền thống, được sử dụng trường hợp :
- trẻ em bị cảm lạnh ở ngực,
Những hạt được chà trên đá với nước và đắp trên xương ức ( sternum ), và nếu có trường hợp khó thở nhiều ( dyspnée ), vài hạt với hay không nước ép của gừng tươi được dùng uống và rất hiếm trường hợp không gây ra nôn mửa để trục chất đờm trong những hệ thống dẫn khí thở. Gần đây hơn, cây lộc vừng trở thành trọng tâm nghiên cứu cho những hợp chất chống đau nhức.


Nguyễn thanh Vân

Cây Lộc vừng được người chơi cây kiểng đặc biệt quan tâm và ưa chuộng vì cái tên cây ứng với Lộc tạo nhiều may mắn. Nếu cây Lộc vừng ra hoa thì tạo nên niềm tin thịnh vượng phát lộc phát tài.Cây Lộc vừng trồng dưới đất tự nhiên thì một năm ra hoa 2 lần, một lần vào giữa năm và một lần vào cuối năm. Như vậy việc kích thích cây Lộc vừng ra hoa đúng dịp Tết cũng có thể thực hiện được.

Để kích thích cây Lộc vừng ra hoa cần lưu ý các điều kiện sau:

loài cây mang ý nghĩa mang sự may mắn đến cho mọi nhà
1. Về chế độ ánh sáng :
Nếu trồng cây Lộc vừng dưới đất cần trồng nơi có nhiều ánh sáng, có thể trồng nơi ven bờ sông hồ, cây Lộc vừng sẽ ra hoa tự nhiên không cần xử lý kích thích, loài cây Lộc vừng có lá tròn nhỏ ( thường có xuất xứ từ miền Trung trở ra Bắc) sẽ siêng có hoa hơn  cây Lộc vừng có lá dài to ( còn gọi là cây Chiếc hay cây Mực ).
Trường hợp trồng cây Lộc vừng trong chậu thì đặt cây nơi có đầy đủ ánh sáng không bị che bóng. Cây trong chậu sẽ rất khó ra hoa do điều kiện dinh dưỡng kém nên thường xuyên bón phân hữu cơ hoai mục và DAP để cây sinh trưởng tốt.
2. Chọn thời điểm kích thích ra hoa:
Thời gian từ khi kích thích đến khi ra hoa là 03 tháng, khi thấy cây Lộc vừng có bộ tán lá xanh tốt thì bắt đầu xử lý kích thích ra hoa.
Ví dụ : Để canh cây Lộc vừng ra hoa vào dịp Tết thì chọn đầu tháng 9 âm lịch bắt đầu kích thích ra hoa.
3. Lựa chọn cách kích thích ra hoa:
Có hai cách để kích thích cây Lộc vừng ra hoa
Làm cho cây sinh trưởng trong điều kiện ngập nước:
 Dùng đất bít lỗ thoát nước dưới đáy chậu xong đổ nước vào chậu cho nước ngập một phần rễ cây khoảng 30 %. Sau một tháng khi cây vừa quen với tình trạng rễ ngập nước thì thoát nước ra, lúc này bắt đầu phun KNO3 kết hợp vitamin B1 liều lượng 100 gam KNO3 + 12 ml B1 cho bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán lá cây ( lúc chiều mát).Thời gian phun là 3 lần cách nhau 7-10 ngày.Tưới nước vừa đủ, khi thấy cây Lộc vừng phún chồi lá thì mới tưới nhiều.
Siết nước tưới kết hợp lặt bỏ lá cây:
 Khi cây Lộc vừng sinh trưởng tốt, để giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa thì bắt đầu cắt nước không tưới hoàn toàn trong thời gian 5- 7 ngày, khi thấy lá cây có dấu hiệu vàng héo thì tưới nhẹ vùa đủ ẩm, sau đó lặt bỏ hết lá trên cây. Dùng KNO3 và vitamin B1 với liều lượng 120 g KNO3 + 12 ml B1 pha trong bình 8 lít nước phun ướt toàn bộ tán cây ( lúc chiều mát).Phun 3 lần cách nhau 7- 10 ngày.Khi thấy cây phun lá non thì tưới nước đầy đủ.
Để cây Lộc vừng ra hoa bền và lâu cần bón thêm phân hạt NPK 5-15-25 TE rải xung quanh đất gốc cây, xong dùng đất lấp lại.
Liều lượng sử dụng:
Cây trong chậu nhỏ ( Đường kính chậu từ 60 – 80 cm) 1 muỗng canh cho một lần bón
Cây trung bình  ( Đkính chậu 100 – 120 cm) : 2 muỗng canh cho một lần bón
Cây to ( Đkính chậu > 120 cm): 3 muỗng canh cho một lần bón.
Ngọc Hân