Baobab tree





Adansonia  grandidieri L. - Bao báp.

Cây gỗ lớn sống lâu năm, cao tới 20m, có thân phình rộng. Lá kép chân vịt có 5 - 7 lá chét, dài 10 - 15cm, thuôn đều, đầu có mũi; cuống chung dài đến 20cm, rụng theo mùa.
Baobab: Adansonia zaArchivo:Baobab 04.jpg
Cụm hoa thõng xuống, dài 50 - 80cm. Hoa đơn độc màu trắng, có nhiều nhị đính thành ống màu nâu hồng. Quả hình cầu, đường kính tới 10cm, có đài ở gốc, phủ lông nom như hình con chuột. 

    

    
Gốc ở của vùng nhiệt đới khô hạn châu Phi được nhập trồng. Có một cây ở đường Mai Thúc Loan, thành phố Huế thường được gọi là Adansonia digitata L., sau đó vào năm 1991, Phạm Hoàng Hộ chỉnh lý lại theo tên là Adansonia grandidieri L. (Loài này gốc ở Mađagaxca). Vào năm 1996, nhà giáo Nguyễn Quý Tuấn ở trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh mang hạt giống từ Angôla về và trồng thành công ở vườn trường và Thảo Cầm Viên thành phố Hồ Chí Minh.

           

Cây chịu khô hạn, tuy nhiên gặp đất tốt thì sinh trưởng khá tốt.
Ra hoa tháng 6, có quả chín tháng 1 - 2 năm sau.
Cây cảnh. Cùi quả có nhiều vitamin C (gấp 10 lần quả cam).
Quả, hạt được dùng làm thực phẩm; gỗ mềm làm phao, đóng thuyền; lá làm thức ăn chăn nuôi; rễ có chất nhuộm; lá cây làm thuốc (theo Từ điển Bách khoa Nông nghiệp)

                  



Cây này trong vườn trường Đại học Sư phạm TPHCM, bạn nào ở TPHCM muốn xem thì có thể đến ĐH Sư phạm (cạnh ĐH Khoa học tự nhiên), vào cổng 221-Nguyễn Văn Cừ, chạy xe đến cuối đường, rẻ phải chừng 20m là thấy. Cây đang còn rất nhiều hoa và nụ, tha hồ mà xem, mùa hoa chắc cũng kéo dài cả tháng.
Ngoài ra trong Thảo Cầm viên cũng có mấy cây nhỏ hơn, không biết có hoa hay chưa.


        The extraordinary African tree, Baobab Fruit Powder Organic
Ở Việt Nam, tên bao báp bắt nguồn từ tên tiếng Anh "Baobab tree", là tên chung cho các loài trong chi bao báp (Adansonia), thuộc họ bông gạo (Bombacaceae). Nó còn có tên là cây bánh mì của khỉ (Monkey-bread tree). Theo GS.Phạm Hoàng Hộ, cây bao báp ở Huế thuộc loài Adansonia grandidieri. Nhưng theo nghiên cứu của chúng tôi, nó thuộc loài Adansonia digitata, bởi loài A. grandidieri có thân hình trụ, cành nhánh tập trung ở ngọn thân, không có hiện tượng phân cành sớm và cành nhánh mọc ngang dọc thân như cây  ở Huế.

                        Baobab Street - Morondava, Toliara

Nguồn gien đa tác dụng
Ngoài tác dụng tạo bóng, trang trí cảnh quan, bao báp còn có nhiều tác dụng đối với đời sống. Thịt quả giàu vitamin C và B2, quả tươi có thể làm nước giải khát. Bột tách từ thịt quả chín được trộn với sữa để lên men thành một loại cháo có mùi vị đặc trưng. Lá non cũng giàu vitamin C, chứa a xít uronic, được xem là loại rau dùng nấu canh ở miền Tây châu Phi. Ở Bắc Senegal, lá được nấu thành một loại cháo sánh đặc gọi là "lalo". Thân non và rễ của cây con có thể làm rau ăn, rễ già cũng được nấu ăn vào những lúc thiếu đói. Nước sắc rễ được sử dụng rộng rãi ở Sierra Leone như một loại thức uống. Rễ được nấu chín, nướng, ngâm muối hoặc lên men sẽ cho một sản phẩm có vị như hạt hạnh nhân. Do chứa nhiều nước nên gỗ bao báp được các động vật và cả người bản xứ dùng để nhai trong những lúc khan hiếm nước tột bậc. Gỗ cũng có thể dùng thay muối. Lõi thân được nướng lên để dùng thay kem đánh răng, làm đông sữa và xông khói cá. Nó cũng được rang lên để dùng thay cà phê. Lá non, quả, vỏ quả và hạt được dùng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, nhiên liệu. Phần vỏ của gốc thân non và của rễ có thể được dùng để khai thác một thứ sợi dùng làm dây thừng, đai da yên ngựa, dây buộc những chuỗi dụng cụ âm nhạc...

                     

                        
Đặc biệt, lá bao báp có chức năng chữa trị được bệnh thận và bàng quang, hen, mệt mỏi, tiêu chảy, côn trùng đốt và chống dị ứng. Lá và hoa được pha chế để trị bệnh đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa và viêm nhiễm mắt. Bột hạt được dùng chữa răng và lợi. Thịt quả, hạt và vỏ cây được xem là thuốc giải độc do nhiễm độc cây sừng trâu. Nhựa từ vỏ cây được dùng chữa những chỗ tẩy rửa, hoặc sử dụng như thuốc long đờm và làm chảy mồ hôi. Vỏ cây trị được chứng sốt cao, run rẩy. Nước sắc từ rễ trị được chứng bất lực mệt mỏi, loạn huyết, cảm lạnh, sốt và cúm. Hạt trị được các bệnh dạ dày, thận và khớp.
  



Cây baobab (Adansonia) là một trong tám loại cây đặc biệt, sống ở Madagascar, châu Phi. 


Nó có vòng eo khoảng 50m, phải đến 40 người nắm tay nhau mới ôm hết 1 vòng cây, nhưng chiều cao chỉ vẻn vẹn 10m. Do đó người ta gọi là "cây béo".

 

• The flooded plain • - Bemanonga, ToliaraVào mùa khô, để giảm bớt lượng bốc hơi nước, cây sẽ rụng trụi hết sạch lá để thích nghi, chỉ còn trơ trọi những cành cây mọc tua tủa ở ngọn trông giống như những chiếc rễ chổng ngược lên trời vậy.



Khi nó đã hút no nước, cây mọc ra những chiếc lá kép hình bàn tay, nở những bông hoa trắng.
   
Quả hình ngón tay to 15 cm dài tới 30 cm, vỏ quả bằng chất gỗ nên có thể dùng làm vật đựng nước, đựng rượu. 
   



    Adansonia suarezensis, malagasy baobab      

Ăn lá non có thể phòng chống bệnh hoại huyết và còi xương. Vỏ cây có nhiều xơ dùng để xe sợi dệt vải, đan rổ rá, bện thừng hoặc làm giấy.

 Adansonia suarezensis, malagasy baobab

BaoBab có tuổi thọ khá cao, khoảng từ 4.000 - 5.000 năm.

                    




Baobab Tree









Cây bao báp ở Huế là một nguồn gien quí cần bảo tồn. Tuy nhiên, bảo tồn như thế nào là bài toán cần có đáp số thiết thực. Theo chúng tôi, việc trồng cây bao báp tràn lan ở nhiều công viên, khuôn viên công sở trong nội thành thành phố Huế như hiện nay là điều cần suy nghĩ. Để cây bao báp phát huy giá trị cảnh quan và du lịch, thiết nghĩ, có thể trồng thành một khu rừng cảnh quan quy mô nhỏ sẽ tạo nên được điểm hấp dẫn, thú vị. 
Đỗ Xuân Cẩm -   Bùi Ngọc Long